Ưu, nhược điểm của thuyết học tập xã hội và các ứng dụng

Ưu, nhược điểm của thuyết học tập xã hội và các ứng dụng

Thuyết học tập xã hội là gì?

Thuyết học tập xã hội giải thích rằng hành vi xã hội được học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của người khác. Nhà tâm lý học Albert Bandura đã phát triển lý thuyết học tập xã hội như một giải pháp thay thế cho công trình trước đó của nhà tâm lý học B.F. Skinner, người có ảnh hưởng đáng kể đến chủ nghĩa hành vi. Trong khi tâm lý học hành vi tập trung vào cách thức môi trường và sự củng cố tác động đến hành vi, công trình của Kazimierz Bandura khẳng định rằng các cá nhân có thể học cách hành động bằng cách quan sát người khác.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của thuyết học tập xã hội để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nó đối với người học. Cùng với đó là xem xét lý thuyết học tập xã hội có thể được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống

Ưu điểm và nhược điểm của thuyết học tập xã hội

Ưu điểm

1. Cách học tự nhiên

Ưu điểm mạnh nhất của thuyết học tập xã hội là mọi người sử dụng nó hàng ngày trong tiềm thức và cả có ý thức. Bạn không cần phải tạo một chương trình riêng biệt hoặc dành thời gian cho nó vì nó diễn ra tự nhiên theo thời gian. Trong môi trường làm việc, bạn sẽ có xu hướng quan đồng nghiệp của mình và chú ý đến những gì họ đang làm. Khi một đồng nghiệp được đặc biệt ngưỡng mộ vì một thành tích nào đó, hoặc nhận được tiền thưởng, đồng nghiệp sẽ phân tích tất cả những gì dẫn đến hành động đó nhằm cố gắng đạt được kết quả tương tự.

2. Kỹ năng tốt hơn

Thuyết học tập xã hội đem lại đòn bẩy tuyệt vời cho các tổ chức. Bằng cách thúc đẩy việc chia sẻ hiểu biết, ý tưởng, câu chuyện và kinh nghiệm của nhau, nhân viên của bạn sẽ tiến bộ cả về mặt cá nhân và tập thể.

3. Khả năng duy trì học tập cao hơn

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chúng ta chỉ nhớ 10% những gì chúng ta học ở trường, trong khi đó 90% còn lại đến từ các hoàn cảnh học tập không chính thống và tương tác xã hội. Bằng cách học điều gì đó trực tiếp từ một người, chúng ta có thể ghi nhớ nó tốt hơn vì con người thường có xu hướng nhớ lại những thứ như cao độ giọng nói, hình ảnh, ký ức hoặc một câu chuyện hài hước trong quá trình học mà chúng ta liên tưởng tới nội dung mà chúng ta học.

4. Chi phí thấp hơn

Khi tập hợp các thành viên trong nhóm, sẽ thiết thực và tiết kiệm hơn so với việc tạo ra một buổi hội thảo hoặc nội dung học tập về cùng một chủ đề.

5. Năng suất và tính bền vững

Khi các thành viên trong nhóm biết ai để hỏi về một chủ đề nhất định, thông tin sẽ lan truyền và theo thời gian, một mạng lưới cố vấn được xây dựng bên trong cộng đồng. Điều này khuyến khích chia sẻ và giảm nhu cầu tìm kiếm các nguồn khác.

6. Giữ chân nhân viên

Rất nhiều nhân viên muốn tiếp tục học hỏi và họ muốn chia sẻ ý tưởng của mình với nhau. Thuyết học tập xã hội cho phép họ làm cả hai, đồng thời tạo nên mối liên kết bền chặt hơn giữa họ. Nhận thức rằng công ty khuyến khích hoặc khuyến khích các học tập xã hội, nâng cao lòng trung thành của nhân viên.

7. Tầm nhìn tốt hơn

Những nhân viên thường xuyên trò chuyện với đồng nghiệp về các chủ đề khác nhau dễ thấy được lợi ích khi họ thường nhìn được xa hơn tầm nhìn của họ. Sau một thời gian, điều đó giúp họ tránh được những sai lầm và nâng cao năng suất.

8. Sự hợp tác

Học tập không phải thứ duy nhất có được từ thuyết học tập xã hội. Nhân viên chủ động cộng tác với nhau thường xuyên hơn, tìm kiếm lời khuyên và hỗ trợ từ nhau, làm việc cùng nhau tốt hơn và học hỏi lẫn nhau trên hành trình này. Bạn sẽ học được nhiều nhất khi bạn cần kiến thức.

9. Nắm bắt được kiến thức tổ chức

Thông qua việc chia sẻ kiến thức này trong tổ chức, các thông tin quan trọng có thể sẽ được giữ lại ngay cả sau khi các nhân viên chủ chốt rời đi.

10. Giải quyết vấn đề trong thời gian thực

Các nhân viên thường tìm kiếm cơ hội học tập khi thực sự có các nhu cầu phát sinh ngay tại thời điểm đó. Mong muốn giải quyết các vấn đề không thể tự mình giải quyết được sẽ thúc đẩy sự tương tác với người bên cạnh bạn. Thông thường, khi gặp một vấn đề, con người thường có xu hướng tìm kiếm câu trả lời từ những người xung quanh hơn là ở trên mạng.

11. Bao gồm cả những người thụ động

Có rất nhiều cá nhân muốn tìm hiểu thêm nhưng im lặng hoặc ngại đặt câu hỏi. Học tập xã hội trong bối cảnh học tập tập thể hoặc bất kỳ nhóm nào khác lớn hơn hai cá nhân, giúp người hướng nội dễ dàng thu được nhiều kiến thức hơn bằng cách lắng nghe người khác trao đổi về những thắc mắc của họ.

12. Quá trình hòa nhập nhanh hơn

Có đồng nghiệp dẫn đi xung quanh, trả lời câu hỏi và cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp bạn làm quen với công việc và môi trường mới nhanh hơn nhiều so với một khóa học trực tuyến về văn hóa hoặc trách nhiệm của công ty.

Nhược điểm

Học tập xã hội cũng mang lại một vài rủi ro cần được đề cập.

1. Xung đột bên trong

Vì học tập xã hội dựa trên ý tưởng điều chỉnh những gì được coi là hành vi tích cực và thành công ở người khác, vậy nên bạn đang học cách cư xử giống người khác hơn. Nếu bạn lạm dụng điều này thường xuyên, nó có thể dẫn đến sự phản kháng bên trong nếu những hành vi mới mâu thuẫn với quan điểm của bạn. Lâu dần điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình học tập xã hội.

2. Ít tính xác thực hơn

Trái ngược với những gì các nhà khoa học hành vi lo sợ, ý tưởng cho rằng học tập xã hội ảnh hưởng đến tính cách của một cá nhân là không có cơ sở khoa học. Thông thường , sẽ phải mất hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để thành thạo một hành vi mới hoặc để những hành vi từng quen thuộc được thay thế. Hơn nữa, mọi người thường tự nhận thấy khi họ cảm thấy có điều gì đó không chân thực.

3. Thiếu tính đổi mới

Những ý tưởng và quan điểm mới có thể bị bỏ qua, thay vào đó họ có xu hướng học theo các hành vi hứa hẹn đem lại thành công lớn nhất. Tuy nhiên, vì khả năng học các khái niệm mới và thực hiện các ý tưởng mới dẫn đến sự tiến bộ và cải thiện, vì vậy không nên xem xét việc phụ thuộc quá nhiều vào phương pháp học này.

4. Những trở ngại bất ngờ

Rất ít cá nhân biết được những hạn chế, điểm mạnh và điểm yếu của chính họ là gì. Việc bắt chước giống hệt người khác có thể là một thách thức vì những trở ngại tiềm ẩn có thể phát sinh. Điều này có thể dẫn đến sự thất vọng và chán nản.

5. Những hậu quả đối với lòng tự trọng

Phần lớn mọi người cảm thấy khó phân biệt giữa xem hay bắt chước và so sánh với chính họ. Trong trường hợp so sánh bản thân với người khác, chúng ta có xu hướng tập trung vào các thuộc tính có thể nhìn thấy như hiệu suất hoặc thành tích. Điều này thường dẫn đến sự thất vọng trong hầu hết thời gian.

Chúng ta thường có xu hướng so sánh với những người có thể làm mọi việc tốt hơn chúng ta, vì vậy những so sánh này sẽ thường có xu hướng chống lại chúng ta. Đối với những người không thể xây dựng ý thức vững chắc về giá trị bản thân, những so sánh như vậy có thể mang lại những hậu quả tiêu cực với tâm lý về lâu về dài. Do đó, điều cần thiết là chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng học tập xã hội với sự so sánh giữa chúng ta và những người khác cùng với sự kết hợp của củng cố tích cực.

6. Nghi ngờ bản thân

Nếu tất cả mọi người đồng thời là giáo viên và học sinh, thì sẽ có sự nghi ngờ đáng kể về tiêu chuẩn chất lượng và có thể dẫn đến nghi ngờ bản thân.

7. Giả định tiêu cực

Nhiều người cho rằng phương tiện truyền thông xã hội và video clip chỉ là giải trí và là một sự lãng phí thời gian.

8. Can thiệp cần thiết

Các cuộc thảo luận nhóm nên được dẫn dắt nếu không chúng sẽ nhanh chóng trở nên lạc đề và trở thành những cuộc tán gẫu riêng tư, dẫn tới lạc hướng khỏi các chủ đề hiện tại.

9. Những yêu cầu

Sự chú ý, duy trì, khả năng nhân rộng và động lực cần phải có ở mỗi cá nhân tham gia để phương pháp này có thể hoạt động hiệu quả.

Ứng dụng của thuyết học tập xã hội

Các lý thuyết về học tập xã hội có thể được sử dụng trong công tác xã hội bao gồm nghiên cứu và can thiệp. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng lý thuyết này để hiểu cách thức gây hấn và bạo lực có thể lan truyền thông qua học tập và quan sát. Nguyên tắc này có thể được áp dụng để giúp khám phá cách thức các mô hình vai trò tích cực có thể thúc đẩy hành vi mong muốn và tạo cơ hội cho sự thay đổi xã hội.

Là một công cụ can thiệp, thuyết học tập xã hội có thể được sử dụng để thay đổi các hành vi có vấn đề bằng cách củng cố những gì cấu thành chúng dù là tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào nguồn gốc của vấn đề. Mọi người nên hiểu rằng để áp dụng hiệu quả các nguyên tắc của thuyết học tập xã hội, họ nên thêm vào các loại kỹ thuật làm việc khác, chẳng hạn như mã hóa ký hiệu, quản lý căng thẳng hay củng cố gián tiếp.

Kết luận

Tóm lại, thuyết học tập xã hội mang lại rất nhiều tiềm năng trong việc hiểu và áp dụng học tập xã hội vào đời sống. Nó có thể được sử dụng để nâng cao hiểu biết của chúng ta về quá trình học tập, giúp chúng ta tạo ra những can thiệp tích cực với người học. Mặc dù lý thuyết này vẫn còn một số hạn chế, nhưng nhìn chung, nó là một công cụ có giá trị đối với các nhà tâm lý học trong việc nghiên cứu hành vi con người, cũng như cho bất kỳ ai có mong muốn thay đổi nhằm cải thiện bản thân.


Nguồn:

https://www.valamis.com/hub/social-learning

https://www.onlinemswprograms.com/social-work/theories/social-learning-theory/

Đọc thêm:

https://tamlyhoc101.com/4-khai-niem-cot-loi-hinh-thanh-nen-thuyet-hoc-tap-xa-hoi-20230102

https://tamlyhoc101.com/9-phuong-phap-kinh-dien-cua-thuyet-hoc-tap-xa-hoi-phan-1-20230104

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục