Thuyết học tập xã hội là gì?

Thuyết học tập xã hội là gì?

Thuyết học tập xã hội là gì?

Thuyết học tập xã hội giải thích rằng hành vi xã hội được học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của người khác. Nhà tâm lý học Albert Bandura đã phát triển lý thuyết học tập xã hội như một giải pháp thay thế cho công trình trước đó của nhà tâm lý học B.F. Skinner, người có ảnh hưởng đáng kể đến chủ nghĩa hành vi. Trong khi tâm lý học hành vi tập trung vào cách thức môi trường và sự củng cố tác động đến hành vi, công trình của Kazimierz Bandura khẳng định rằng các cá nhân có thể học cách hành động bằng cách quan sát người khác.

Lịch sử hình thành của thuyết học tập xã hội

Nghiên cứu này diễn ra vào năm 1961 và 1963, được sử dụng nhằm xác định xem liệu các hành vi xã hội (hung hăng) có thể đạt được bằng cách quan sát và bắt chước hay không. Trong nghiên cứu này, trẻ em được yêu cầu quan sát hành vi đấm một con búp bê bơm hơi. Và, kết quả của cuộc nghiên cứu có vẻ ủng hộ ý kiến cho rằng trẻ có xu hướng bắt chước những gì chúng quan sát được. Những thí nghiệm này được gọi chung là thí nghiệm búp bê Bobo.

Bandura đã sử dụng những phát hiện của mình từ các thí nghiệm búp bê Bobo để phát triển lý thuyết học tập xã hội vào năm 1977. Lý thuyết này sau đó đã phát triển thành lý thuyết nhận thức xã hội vào năm 1986, cho rằng việc học tập diễn ra trong một khuôn khổ xã hội bao gồm các tương tác luôn thay đổi và được chia sẻ với các cá nhân khác nhau, môi trường và hành vi.

Các giai đoạn chính của thuyết học tập xã hội

Thuyết học tập xã hội có bốn giai đoạn trung gian giúp xác định xem một hành vi mới có đạt được hay không:

  1. Sự chú ý: Mức độ chú ý của chúng ta đối với các hành vi khác nhau của mình nói lên rất nhiều điều về việc liệu một sự bắt chước có được thực hiện hay không. Xem xét các hành vi chúng ta nhìn thấy hàng ngày mà không bắt chước cho thấy mức độ chúng ta quan tâm đến hành vi của mình có thể cho biết liệu chúng ta có sẵn sàng bắt chước hành vi đó hay không.
  2. Sự duy trì: Chúng ta ghi nhớ hành vi tốt như thế nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi đó của chúng ta. Vì vậy, trừ khi một hành vi được ghi nhớ, chúng ta sẽ không bắt đầu thực hiện nó. Và bởi vì học tập xã hội sẽ không xảy ra ngay lập tức, nên sự duy trì sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mô hình hóa hành vi.
  3. Sự tái hiện: Khả năng lặp lại một hành vi là khả năng thực hiện lại một hành động mà ta quan sát được. Nó ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta khi lựa chọn thực hiện vào hành vi đó hay không. Ngay cả khi chúng ta chọn bắt chước một hành động mà chúng ta thấy, chúng ta vẫn bị hạn chế bởi các điều kiện thể chất của mình
  4. Động lực: Sẵn sàng bắt chước hành động. Quá trình trung gian này được gọi là củng cố gián tiếp. Nó liên quan đến việc học bằng cách quan sát tác động của các hành vi đối với người khác, thay vì thông qua kinh nghiệm trực tiếp.

Ngoài hành vi, phần thưởng và hình phạt cũng sẽ được người quan sát xem xét. Nếu một người quan sát cho rằng phần thưởng cao hơn chi phí (hình phạt), họ thường sẽ lặp lại hành vi đó. Tuy nhiên, nếu sự củng cố gián tieps không có đủ trọng lượng tới người quan sát, thì họ sẽ không lặp lại hành vi đó.

Các khái niệm bản lề của thuyết học tập xã hội

Thuyết học tập xã hội được đặt nền móng dựa trên một số lý thuyết nền tảng.

  • Học tập là một quá trình điển hình có thể thu nạp được thông qua quan sát. Mọi người có thể có được kiến thức mới hoặc có được những hành vi mới chỉ bằng cách nhìn thấy một khuôn mẫu.
  • Củng cố và trừng phạt có tác động gián tiếp đến hành vi và học tập. Mọi người thường hình thành kỳ vọng về hậu quả tiềm ẩn của các phản ứng trong tương lai dựa trên cách ,à các phản ứng đó ở hiện tại được củng cố hoặc trừng phạt.
  • Hành vi tổng thể của các cá nhân phụ thuộc vào trạng thái tinh thần bên trong. Các yếu tố nhận thức đóng một vai trò lớn trong việc xác định một hành vi có được tiếp thu hay không.
  • Học tập không phải lúc nào cũng dẫn đến thay đổi hành vi. Bởi vì ai đó học được điều gì đó, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ thay đổi hành vi của mình.

Phê bình về thuyết học tập xã hội

Lý thuyết học tập xã hội cho rằng các hành vi phức tạp được giải thích bằng cách thừa nhận các yếu tố nhận thức và tác động của chúng đối với việc quyết định có nên bắt chước hành vi hay không. Tuy nhiên, lý thuyết này không nói về cách chúng ta phát triển một loạt các hành vi dựa trên cảm giác và suy nghĩ. Chúng ta có thể kiểm soát hành vi của mình tốt hơn môi trường, vì vậy chúng ta có quyền không tái hiện hành vi xấu mà chúng ta đã chứng kiến, chẳng hạn như bạo lực.

Vào năm 1986, bằng cách sửa đổi và đổi tên thuyết học tập xã hội thành học tập nhận thức xã hội, Bandura đã đưa ra một khuôn khổ phù hợp hơn cho cách chúng ta học hỏi từ những trải nghiệm xã hội của mình.

Lý thuyết học tập xã hội bỏ qua vai trò của các yếu tố sinh học, chẳng hạn như hormone và di truyền, trong việc hình thành hành vi. Điều này khiến người học tin rằng hành vi được quyết định chỉ bởi bản chất môi trường hoặc quá trình giáo dục của họ, thay vì thực tế là hành vi bị ảnh hưởng bởi cả bản chất sinh học bên trong và môi trường xung quanh họ.

Kết luận

Tóm lại, thuyết học tập xã hội là một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để hiểu và dự đoán hành vi của các cá nhân. Nó xem xét cả tác động của những trải nghiệm, kỳ vọng và môi trường trong quá khứ đối với hành vi cũng như cách học hỏi qua quan sát có thể hình thành các hành vi trong cuộc sống của một cá nhân.

Khi được áp dụng đúng cách, thuyết học tập xã hội cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về lý do tại sao mọi người cư xử theo cách họ làm. Sự hiểu biết này sau đó có thể được sử dụng để thúc đẩy các hành vi tích cực và giúp các cá nhân phát huy hết tiềm năng của họ.


Nguồn:

https://www.onlinemswprograms.com/social-work/theories/social-learning-theory/

Đọc thêm:

https://tamlyhoc101.com/uu-nhuoc-diem-cua-thuyet-hoc-tap-xa-hoi-va-cac-ung-dung-20221231

https://tamlyhoc101.com/9-phuong-phap-kinh-dien-cua-thuyet-hoc-tap-xa-hoi-phan-1-20230104

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục