9 phương pháp kinh điển của thuyết học tập xã hội (Phần 2)

9 phương pháp kinh điển của thuyết học tập xã hội (Phần 2)

Các phương pháp học tập xã hội

Chia sẻ trên Internet

Chia sẻ thông tin không nhất thiết phải thông qua các mạng truyền thông xã hội. Nhiều người dành nhiều thời gian để tìm kiếm các cơ hội học tập xã hội thông qua trực tuyến. Ngày nay, nội dung con người có thể học tập trên Internet là nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông tin hữu ích trên đây không phải lúc nào cũng diễn ra dễ dàng.

Bạn cũng có thể khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ những tài nguyên đó trong tổ chức của mình. Bất kể hình thức chia sẻ nào, việc truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn xem các bài đăng trên blog, video, tài liệu hoặc podcast được kết nối với các chủ đề liên quan và chia sẻ nó với đồng nghiệp của họ sẽ mang lại cho bạn kết quả tích cực. Chia sẻ kiến thức và khuyến khích cải thiện kỹ năng sẽ là một cách tuyệt vời để mở rộng năng lực cá nhân cũng như tập thể.

Khả năng tích hợp nội dung bên ngoài có giá trị vào nền tảng học tập dưới dạng nguồn nội bộ cũng có giá trị như một bộ sưu tập nội dung eLearning. Bạn có thể tối ưu hóa nền tảng học tập của mình bằng cách kết hợp nội dung bên ngoài phổ biến từ đó.

Một thư viện nội bộ bao gồm các nguồn kiến thức bên ngoài có thể có giá trị như một thư viện điện tử chứa đầy nội dung eLearning. Nếu bạn có thể tích hợp hợp lý các tài nguyên bên ngoài này vào nền tảng học tập của mình, thì điều đó thậm chí còn tốt hơn. Bằng cách đó, bạn có thể xem được các nguồn với lượng truy cập cao nhất và đưa ra kết luận về nội dung học tập của mình.

Trao đổi

Nhu cầu tương tác với những người khác là một phần cơ bản của con người chúng ta trong suốt lịch sử kể từ thời kỳ đồ đá. Đó là một nhu cầu thiết yếu của tương tác xã hội và trao đổi với người khác để cảm thấy được chấp nhận và cảm thấy thoải mái. Đôi khi, ngay cả trong những cuộc trò chuyện vô thưởng vô phạt cũng có thể cho ta những bài học quan trọng giúp ích cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Doanh nghiệp càng khuyến khích các thành viên trong nhóm tương tác với nhau thì nhân viên sẽ càng hạnh phúc và họ càng được hưởng lợi nhiều hơn từ sự tương tác đó. Khi mọi người làm việc cùng nhau, họ sẽ thảo luận một cách tự nhiên khi có vấn đề. Các thành viên trong nhóm giúp nhau giải quyết các vấn đề, làm cho các quy trình hoạt động tốt hơn hoặc đơn giản là làm việc nhóm hiệu quả hơn. Các thành viên trong nhóm của bạn càng có nhiều cơ hội tương tác với nhau thì khả năng giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp càng cao.

Ví dụ về học tập xã hội thông qua trao đổi

Trao đổi chung không có mục tiêu học tập cố định. Những cuộc trò chuyện thông thường giữa các đồng nghiệp cũng có thể nâng cao kỹ năng và thúc đẩy học tập xã hội. Bất kỳ hoạt động xã hội nào trong một tổ chức đều có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu cho việc này.

  • Thời gian nghỉ giải lao mang mọi người lại với nhau, cùng nhau trao đổi về các công việc hiện tại, đồng nghiệp, người quản lý, công ty hoặc đơn giản là về cuộc sống. Điều này làm tăng khả năng gắn kết và sự đồng cảm với người khác, làm thúc đẩy học tập xã hội.
  • Những sự kiện như ngày kỷ niệm, tiệc nhóm, tiệc sau giờ làm việc, tiệc nướng ngoài trời hoặc các cơ hội khác để nhân viên gặp gỡ và giao lưu bên ngoài công việc có thể có ảnh hưởng lớn đến việc học tập xã hội. Bắt chước bắt nguồn từ nhận thức. Vì vậy những người chúng ta gặp càng thành công, động lực phát triển của chính chúng ta sẽ càng lớn.
  • Các cuộc trò chuyện phiếm với đồng nghiệp thường bị coi là lãng phí thời gian hoặc trốn tránh công việc. Thông thường, các đồng nghiệp nói về các chủ đề liên quan đến công việc để trình bày quan điểm của họ hoặc đơn giản chỉ để giảm bớt sự thất vọng về các nhiệm vụ cụ thể. Thay vì yêu cầu họ quay lại làm việc, các nhà quản lý có thể tham gia cuộc trò chuyện và điều hướng cuộc trò chuyện trở nên hữu ích.

Học tập xã hội thông qua quản lý tri thức

Ngoài các phương pháp làm việc nhóm truyền thống với các cuộc họp được diễn ra thường xuyên, còn có nhiều cách khác để có thể làm việc theo nhóm mà không cần rời khỏi nơi làm việc trong thời đại kỹ thuật số này. Các phương pháp này, chẳng hạn như Google for Business, Microsoft 360 hay Dropbox cho phép mọi người trong nhóm có thể làm việc cùng lúc với nhau trên một tệp, cùng chia sẻ kiến thức cũng như chuyên môn. Điều này không chỉ giúp mọi người có thể dễ dàng làm việc cùng nhau bất kể họ ở đâu, mà còn tiết kiệm thời gian vì mọi người có thể làm việc cùng lúc.

Bằng cách sử dụng các công cụ giao tiếp kỹ thuật số, chẳng hạn như Hangouts, Teams hoặc Slack, các cuộc họp và trò chuyện video tự phát có thể được tổ chức ngay lập tức và tự phát, ngay cả khi chỉ diễn ra vài phút. Sự kết nối này củng cố ý thức cộng đồng và giảm bớt rào cản do dự khi trao đổi thông tin với người mà bạn chưa biết trước đó.

Ví dụ về quản lý tri thức cho mục đích học tập xã hội

Quản lý tri thức là một công cụ được thiết kế để giúp các doanh nghiệp sử dụng thông tin nội bộ của họ một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, nó cũng đem lại lợi ích nhất định cho học tập xã hội.

  • Học tập xã hội có thể diễn ra bằng cách thu thập thông tin đầu vào từ những người khác nhau thông qua nhận xét, đề xuất và chỉnh sửa đồng thời. Nó cũng có thể được phát triển trong nhiều ngày bằng cách kiểm tra các nhận xét từ ngày hôm trước rồi trả lời chúng, để các đồng nghiệp ở múi giờ khác có thể đọc nó vào ngày hôm sau.
  • Sử dụng các công cụ như Slack hay Teams cho phép nhân viên dễ dàng tìm thấy các chuyên gia về chủ đề và đặt câu hỏi trong quá trình làm việc. Các công cụ này giúp cảu thiện kết nối giữa các bộ phận, cũng như tăng tốc độ chia sẻ kiến thức ngay cả với những phần nhỏ, tương tự như phương pháp microlearning.
  • Các công cụ trò chuyện còn cho phép chia sẻ tài liệu và liên kết với các thành viên trong nhóm, biến chúng thành một dạng phương tiện truyền thông xã hội nội bộ.
  • Các wiki được tạo nội bộ được coi là quản lý tri thức ngay từ đầu, những bài viết này thường được viết bởi các chuyên gia trong tổ chức. Không giống như các wiki bên ngoài, nhân viên có thể liên hệ với các tác giả nội bộ để có thêm thông tin hoặc yêu cầu kiến thức cụ thể và thậm chí có thể bổ sung kinh nghiệm cho những người khác trong tổ chức. Đây cũng được coi là một hình thức học tập xã hội.

Nền tảng học tập tương tác

Nhiều công ty đã có sẵn các hệ thống và nền tảng để quản lý nội dung và phản hồi về dữ liệu sử dụng học tập. Sử dụng chức năng này có ý nghĩa trong môi trường học tập được kiểm soát, nhưng đôi khi nó hạn chế giao tiếp giữa các cá nhân.

Bên cạnh đó cũng có các nền tảng hiện đại như Valamis cho phép thực hiện việc làm việc nhóm hay học nhóm trong môi trường kỹ thuật số với một số người tham gia cố định. Các loại nền tảng này luôn trực tuyến và cho phép mọi người tham gia làm việc, học tập cùng nhau. Điều này thúc đẩy họ cùng nhau trao đổi ý kiến, giúp nâng cao môi trường học tập cũng như làm việc.

Valamis cũng cung cấp các công cụ học tập xã hội mạnh mẽ. Nhân viên có thể giao tiếp với nhau, xem xét đóng góp của nhau và thậm chí cạnh tranh với nhau trên bảng xếp hạng. Điều này cho phép các cá nhân theo dõi các bước tiến của nhau trong quá trình thăng chức, tăng lương hay nâng cao kỹ năng. Thay vì ghen tị, bạn đảm bảo nhân viên của mình nắm rõ lộ trình để đạt được mục tiêu của họ. Các nền tảng như Valamis vẫn đang liên tục cải tiến để có thể cung cấp được tất cả loại hình học tập xã hội có thể có trên nền tảng kỹ thuật số.

Các tính năng như cá nhân hóa, phân tích hoặc ma trận kỹ năng có thể được kết hợp với việc chia sẻ hoặc tích hợp các tài nguyên học tập bên ngoài, sau đó các công cụ tích hợp kỹ thuật số có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ của nhóm. Nội dung nội bộ từ phương tiện truyền thông xã hội và các phiên họp video có thể được kết hợp để động não nhằm tạo ra những ý tưởng mới để phát triển kỹ năng.

Một số phương pháp học tập xã hội hiện đại và tiên tiến có thể được kết hợp để tạo ra một phương pháp hiệu quả hơn nhằm nâng cao cơ hội thành công của tổ chức.

Kết luận

Tóm lại, có rất nhiều phương pháp học tập xã hội có thể sử dụng để giúp mọi người học và phát triển. Chín phương pháp học tập xã hội này đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong việc tạo ra những thay đổi về hành vi, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kiến thức. Nó cung cấp một cách tiếp cận toàn diện cho cả người dạy và người học trong bất kỳ lĩnh vực nào. Bằng cách hiểu các nguyên tắc của thuyết học tập xã hội và tích cực sử dụng các phương pháp này, các nhà giáo dục có thể tạo ra những trải nghiệm học tập hấp dẫn cho người học.


Phần 1:

https://tamlyhoc101.com/9-phuong-phap-kinh-dien-cua-thuyet-hoc-tap-xa-hoi-phan-1-20230104

Nguồn:

https://www.valamis.com/hub/social-learning

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục