Phân biệt rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý phức tạp (C-PTSD)

Bản Phân loại bệnh Quốc tế – 11 của Tổ chức Y tế Thế giới, (ICD-11), xuất bản năm 2018, hiện xác định hai rối loạn riêng biệt có liên quan, rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD)rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (C-PTSD). Cả hai đều thuộc danh mục chung của ‘Các rối loạn cụ thể liên quan đến căng thẳng’.

Định nghĩa C-PTSD mô tả các phản ứng phức tạp hơn, điển hình ở những người có chấn thương tâm lý mãn tính. Việc bổ sung định nghĩa C-PTSD cho phép chẩn đoán chính xác hơn và cá nhân hóa việc điều trị một cách hiệu quả hơn.

Người ta nói rằng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (C-PTSD) đơn giản chỉ là là PTSD nhưng phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, điều này đúng (mặc dù PTSD về bản chất cũng đã rất phức tạp!). Là hai rối loạn có nhiều điểm tương đồng, PTSD và C-PTSD có chung nhiều nguyên nhân, một ‘hồ sơ triệu chứng’ được chia sẻ rất cụ thể và các phương pháp điều trị dựa trên các phương thức rất giống nhau. Tuy nhiên, cũng rất hữu ích và quan trọng để biết hai tình trạng này khác nhau như thế nào – và người có C-PTSD có thể cần hỗ trợ thêm gì hoặc họ có thể gặp phải những triệu chứng nào khác.

Sự khác biệt đầu tiên giữa PTSD và C-PTSD là nguyên nhân.

Sự khác biệt và tương đồng trong nguyên nhân của PTSD và C-PTSD

Cả PTSD và C-PTSD đều do các sự kiện đau thương gây ra. Đặc điểm của một sự kiện sang chấn là yếu tố sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng như một mối đe dọa thể chất dẫn đến chấn thương nặng nề hoặc tử vong.

PTSD thường là kết quả của một sự việc gây chấn động mạnh mẽ, chẳng hạn như việc sinh con trong đau đớn, trộm cắp, hành hung, hỏa hoạn.

Mặt khác, C-PTSD thường phát triển qua các sự kiện chấn thương kéo dài, lặp đi lặp lại hoặc nhiều dạng như nạn nhân bị bắt nạt, nhân viên dịch vụ khẩn cấp, ‘lạm dụng hoặc bỏ bê tình dục, tâm lý và thể chất mãn tính, hoặc bạo lực bạn tình mãn tính, nạn nhân’ về các tình huống bắt cóc và làm con tin, nạn nhân của chế độ nô lệ và nạn buôn người, tù nhân chiến tranh và tù nhân bị biệt giam trong một thời gian dài.’

C-PTSD có thể xảy ra với bất kỳ ai từng bị chấn thương lâu dài, nhưng nó thường thấy ở những người bị chấn thương trong giai đoạn phát triển sớm hơn hoặc bị lạm dụng bởi người mà họ nghĩ rằng họ có thể tin tưởng, chẳng hạn như người chăm sóc. hoặc người bảo vệ. Do đó, tác động lên hệ thần kinh xung quanh sự gắn bó hoặc các mối quan hệ thường trở nên sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số người đã trải qua nhiều chấn thương cũng có thể có PTSD và ngược lại, một số người khác đã trải qua một chấn thương cụ thể lại có C-PTSD. Vì vậy, số lượng, cường độ hoặc thời gian chấn thương mà bạn gặp phải không nhất thiết dẫn đến chẩn đoán PTSD hoặc C-PTSD. Đây chỉ là một lý do tại sao có thể có sự nhầm lẫn khi chẩn đoán.

Chẩn đoán PTSD và C-PTSD

Bản thân PTSD chỉ được chính thức công nhận là một loại chẩn đoán riêng biệt vào những năm 1980. Cho đến tháng 3 năm 2022, C-PTSD vẫn chưa được công nhận là một tình trạng riêng biệt trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5) , là cẩm nang thường được các bác sĩ tâm thần và tâm lý học ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới sử dụng.

Điều này tạo ra sự bối rối và nguy cơ chẩn đoán sai. Ở Vương quốc Anh, NHS và các chuyên gia y tế thường tuân theo ICD-11. ICD-11 định nghĩa PTSD là một tình trạng riêng biệt – nhưng một số người vẫn lấy kiến thức từ DSM-5.

Ngoài ra, vì C-PTSD vẫn là một bệnh và thuật ngữ tương đối ‘mới’ (ngay cả khi đã cập nhật lên ICD-11), một số bác sĩ thậm chí có thể chưa biết đến sự tồn tại của nó. Điều này khiến những người có bệnh khó có được bác sĩ chính thức chẩn đoán. Bạn cũng có thể thấy một số bác sĩ hoặc nhà trị liệu vẫn sử dụng một trong các thuật ngữ ‘sự thay đổi nhân cách lâu dài sau trải nghiệm thảm khốc (EPCACE)’ hoặc ‘rối loạn căng thẳng cực độ không biệt định (DESNOS)’.

Hiện không có bài kiểm tra cụ thể nào để xác định xem bạn có CPTSD hay PTSD hay không. Các chuyên gia có thể yêu cầu bạn viết ra các triệu chứng của mình (về thể chất và cảm xúc) và ghi vào nhật ký thường xuyên nhất có thể. Việc theo dõi các triệu chứng như cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bạn sẽ cho phép bác sĩ gia đình, chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học xác định xem bạn có C-PTSD hay PTSD chính xác hơn, vì cả hai tình trạng đều có chung nhiều triệu chứng nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt.

Sự khác biệt và tương đồng trong các triệu chứng của PTSD và C-PTSD

Mặc dù thường là quả của các loại chấn thương khác nhau, PTSD và CPTSD có chung nhiều triệu chứng quan trọng, bao gồm:

  • Trải nghiệm lại chấn thương thông qua những ký ức xuất hiện một cách không mong muốn, những hồi tưởng và ác mộng
  • Việc né tránh những người, địa điểm hoặc suy nghĩ nhắc nhở bạn về chấn thương
  • Những thay đổi trong tâm trạng và suy nghĩ của bạn bao gồm cảm giác xa cách với người khác và có những cảm xúc tiêu cực tràn ngập
  • Cảm thấy khó chịu và trở nên cáu kỉnh, dễ sợ hãi hoặc khó tập trung hoặc khó ngủ

C-PTSD được đặc trưng bởi các triệu chứng cốt lõi của PTSD; nghĩa là đáp ứng tất cả các yêu cầu chẩn đoán PTSD và có thêm 3 loại triệu chứng: 1) Khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, 2) Suy giảm ý thức về giá trị bản thân và 3) Gặp các vấn đề trong các mối quan hệ, có thể biểu hiện như sau (mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là rằng những người bị PTSD cũng có thể gặp phải những điều này):

  • Khó kiểm soát cảm xúc. Người bị C-PTSD thường mất kiểm soát cảm xúc, có thể tức giận bùng nổ, buồn bã dai dẳng, trầm cảm và có ý định tự tử. Họ có thể cảm thấy như đang sống trong mơ hoặc khó cảm thấy hạnh phúc.
  • Bị ám ảnh với kẻ lạm dụng. Tập trung quá mức vào kẻ bạo hành, mối quan hệ với kẻ bạo hành hoặc lên kế hoạch trả thù kẻ bạo hành.
  • Nhìn nhận tiêu cực về bản thân. C-PTSD có thể khiến một người nhìn bản thân theo cách tiêu cực. Họ có thể cảm thấy bất lực, tội lỗi hoặc xấu hổ. Họ thường có cảm giác khác biệt hoàn toàn với những người khác.
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ. Các mối quan hệ có thể bị ảnh hưởng do khó tin tưởng người khác và có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Một người có C-PTSD có thể tránh các mối quan hệ hoặc có các các mối quan hệ không lành mạnh vì đó là điều họ học được từ quá khứ.
  • Cảm giác vô vọng – Không nghĩ mình có thể thay đổi hay cuộc sống sẽ trở nêntốt đẹp hơn
  • Tách mình khỏi chấn thương. Một người có thể ngắt kết nối với chính họ và thế giới xung quanh họ. Một số người thậm chí có thể quên đi chấn thương của họ.
  • Mất đi ý nghĩa trong cuộc sống. Điều này có thể bao gồm việc mất niềm tin cốt lõi, giá trị, niềm tin tôn giáo hoặc hy vọng vào thế giới và những người khác.
  • Có sự tự tôn thấp. Những người có C-PTSD có thể cảm thấy mình vô dụng hoặc tự trách mình vì những chấn thương đã xảy ra. Họ có thể tin rằng những điều tồi tệ đã xảy ra là do lỗi của họ.

Sự khác biệt và tương đồng trong điều trị PTSD và C-PTSD

Cả người có PTSD và C-PTSD đều có thể được chữa lành, mặc dù hành trình của những người có C-PTSD có thể dài hơn.

Có một số cách tiếp cận khác nhau để điều trị PTSD và C-PTSD. Giải mẫn cảm và Tái xử lý chuyển động của mắt là một phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị những vấn đề này, mặc dù nó được sử dụng với một số sửa đổi khi điều trị C-PTSD trái ngược với PTSD. Với PTSD, thời gian cần thiết để chuẩn bị cho liệu pháp EMDR có thể ngắn hơn, cũng như khoảng thời gian cần thiết để vượt qua sang chấn.

Phương pháp điều trị C-PTSD thường có tất cả các yếu tố của phương pháp điều trị PTSD tiêu chuẩn dưới dạng mô hình can thiệp theo giai đoạn với các phương pháp bổ trợ hoặc trị liệu tâm lý nằm cung cấp chiến lược:

  • Quản lý cảm xúc mạnh
  • Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ
  • Ứng phó với cảm giác vô dụng và tội lỗi

Điều này có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn từng trải qua chấn thương từ khi còn nhỏ như lạm dụng trẻ em, vì bạn có thể chưa bao giờ học được cách tin tưởng người khác hoặc cảm thấy an toàn trong thế giới này. Những người có C-PTSD thường gặp thách thức lớn hơn trong việc nhận ra ảnh hưởng của tình trạng sức khoẻ tinh thần của họ trong đời sống vì nó đã trở thành một phần chặt chẽ trong cách nhìn nhận nền tảng nhất của họ về bản thân và về thế thới.

Một phần của việc điều trị C-PTSD là xây dựng một nền tảng mới, một nền tảng ổn định, nhất quán và an toàn để phục vụ việc chữa lành. Họ sẽ học được rằng các mối quan hệ có thể đem lại an toàn, rằng họ có thể trở nên mềm yếu nhưng vẫn giữ được sự an toàn, và rằng các mối quan hệ có thể giúp hàn gắn vết thương.

Cả PTSD và C-PTSD đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn nhận ra bất kỳ triệu chứng nào trong số này ở bản thân, bạn bè, hoặc người thân, thì việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp thông qua bác sĩ đa khoa hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác là vô cùng cần thiết.

Nguồn:

https://www.ptsduk.org/ptsd-and-c-ptsd-the-similarities-and-the-differences/

Biên tập: Keira Ngo

Đọc thêm:

https://tamlyhoc101.com/chan-thuong-tam-ly-lien-the-he-duoc-to-tien-ta-truyen-lai-the-nao-20230331

https://tamlyhoc101.com/chan-thuong-tam-ly-lien-the-he-la-gi-va-lam-sao-de-chua-lanh-20230321

https://tamlyhoc101.com/di-san-ma-chan-thuong-tam-ly-de-lai-20230316

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục