Chấn thương tâm lý liên thế hệ được truyền lại như thế nào?

Chấn thương tâm lý được kế thừa từ thế hệ trước có thể tạo dấu ấn sâu sắc đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Sau đây là những cách đào sâu vào quá khứ có thể giúp ích cho con người hiện tại và tương lai của bạn.

Những phản ứng chấn thương mà bạn trải qua hôm nay đôi khi có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quá khứ mà có thể lúc đó bạn còn chưa ra đời.

Có thể bạn không bị lạm dụng khi lớn lên, nhưng cha mẹ hoặc ông bà của bạn đã có thể có những trải nghiệm đau đớn này. Có thể bạn không phải đối mặt với sự phân biệt đối xử hoặc sống qua chiến tranh, nhưng ông bà của bạn thì rất có thể.

Tất cả chúng ta đều có những phản ứng riêng đối với các sự kiện căng thẳng và sang chấn, trong đó phản ứng phổ biến nhất là chiến đấu, bỏ chạy hoặc không làm gì cả. Có nhiều sắc thái phản ứng khác nhau, bao gồm cả sự độc lập quá mức và cả mong muốn làm hài lòng tất mọi người.

Những điều dẫn đến các phản ứng căng thẳng đó có thể liên quan đến chấn thương tâm lý giữa các thế hệ và có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Chấn thương tâm lý liên thế hệ là gì?

Chấn thương tâm lý liên thế hệ về cơ bản là những gì xảy ra khi các sự kiện hoặc trải nghiệm bất lợi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường theo những cách không thể được diễn tả bằng lời và vô cùng phức tạp.

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), biểu hiện của chấn thương tâm lý liên thế hệ là khi con cháu của một người từng trải qua một sự kiện đau buồn có những phản ứng cảm xúc và hành vi mạnh mẽ tương tự như tổ tiên hoặc họ hàng của họ.

Chấn thương mang tính lịch sử

Liên quan chặt chẽ tới khái niệm chấn thương tâm lý liên thế hệ là chấn thương lịch sử. Chúng là những chấn thương liên thế hệ mà một nhóm người có nền văn hóa, chủng tộc hoặc sắc tộc cụ thể đã phải trải qua.

Nói cách khác, gốc rễ của các yếu tố trong đời sống dễ khiến chúng ta bị kích hoạt có thể – nếu không muốn nói là chắc chắn, đến từ quá khứ nhiều hơn là hiện tại.

Chấn thương liên thế hệ ảnh hưởng đến ai?

Bất cứ ai cũng có thể trải qua chấn thương tâm lý liên thế hệ. Tuy nhiên, những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi – chẳng hạn như người da màu và những người thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn trong nhiều thế hệ – có thể có những biểu hiện ro rệt hơn.

Những người là con cháu của những người đã trải qua bạo lực khi sống trong các vùng chiến sự và những khó khăn khác — chẳng hạn như Thế chiến thứ hai, ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh Việt Nam hoặc các cuộc xung đột ở Trung Đông — cũng có thể có nhiều khả năng phải trải qua những chấn thương tâm lý liên thế hệ.

Chấn thương mang tính lịch sử và các nhóm người thiểu số

Chấn thương lịch sử lần đầu tiên được thảo luận liên quan đến những người sống sót sau Holocaust và con cháu của họ. Nhưng loại chấn thương tâm lý liên thế hệ này cũng ảnh hưởng đến nhiều nhóm cộng đồng bị thiệt thòi khác, bao gồm:

  • Người Mỹ gốc Nhật có quan hệ với thực tập sinh Nhật Bản trong Thế chiến II
  • Người da đen và người Mỹ gốc Phi
  • Người Mỹ gốc Việt và Campuchia
  • Bộ lạc thổ dân Úc
  • Những người thuộc các bộ lạc bản địa Bắc và Nam Mỹ, đặc biệt là hậu duệ của các trường dành riêng cho người da đỏ ở Canada và Hoa Kỳ

Cách chấn thương liên thế hệ được truyền lại?

Tác giả sách, cố vấn về chủ đề chấn thương tâ mlys

liên thế hệ cho loạt bài “Transparent” của Amazon, Merissa Nathan Gerson cho hay “Chúng ta thừa hưởng cả những nỗi đau. Khi nỗi đau không được giải quyết, chúng sẽ được truyền lại.

“Chấn thương tâm lý có thể lan truyền theo nhiều cách – từ gen di truyền cho đến các cuộc trò chuyện trên bàn ăn tối.” – cố bác sĩ tâm thần Vivian Rakoff, tiến sĩ lần đầu tiên đưa ra khái niệm chấn thương tâm lý liên thế hệ trong bài báo năm 1966 của ông về con cái của những người sống sót sau thảm họa Holocaust cho biết. Cách chính xác chấn thương tâm lý được truyền lại là chủ đề được tranh cãi trong nhiều thập kỷ sau bài báo của Rakoff.

Một số chuyên gia trong cộng đồng y tế cho rằng chấn thương tâm lý liên thế hệ xuất phát do căng thẳng khi sống với một người bị chấn thương tâm lý vẫn còn hồi tưởng lại những sự kiện kinh hoàng. Những người khác cho rằng tổn thương giữa các thế hệ khiến trẻ em trở thành “vật chứa” cho nỗi đau không mong muốn của cha mẹ chúng.

Di truyền Biểu sinh

Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét các cơ chế sinh học của chấn thương tâm lý liên thế hệ thông qua di truyền biểu sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, đây là “nhữug nghiên cứu về cách hành vi và môi trường có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của gen”.

Một nghiên cứu đánh giá năm 2018 đã khám phá bằng chứng cho thấy trẻ em có thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với chấn thương của cha mẹ xảy ra trước khi chúng được sinh ra và thậm chí trước khi thụ thai.

Một số cách chấn thương tâm lý có thể được truyền lại bao gồm:

  • Sửa đổi DNA
  • Bên trong tử cung
  • Ký ức
  • Thông điệp văn hóa và điều kiện hóa
  • Khuôn mẫu văn hóa
  • Tích luỹ các vết thương cảm xúc
  • Câu chuyện gia đình chi phối
  • Bình thường hóa sự hận thù, sự tàn ác và cách hành xử mất nhân tính đối với người khác
  • Cha mẹ bỏ qua hoặc không đối phó với chấn thương tâm lý của họ
  • Sự tức giận và khó chịu

Tác động của chấn thương tâm lý liên thế hệ

Chấn thương tâm lý liên thế hệ có thể ảnh hưởng đến các cá nhân và gia đình theo những cách khác nhau.

Gia đình

Chấn thương tâm lý liên thế hệ có thể khiến một số gia đình xích lại gần nhau hơn về mặt tình cảm, trong khi lại khiến những gia đình khác trở nên xa cách.

Có nhiều cách chấn thương tâm lý liên thế hệ có thể ảnh hưởng đến các gia đình, bao gồm:

  • Mất kết nối
  • Từ chối
  • Tách biệt
  • Khoảng cách
  • Lòng tự trọng bị suy giảm bắt nguồn từ việc giảm thiểu trải nghiệm cuộc sống của chính đứa trẻ so với chấn thương của cha mẹ
  • Liên kết chấn thương hoặc kết nối cảm xúc giữa kẻ bạo hành và mục tiêu của họ
  • Ghẻ lạnh
  • Sao nhãng
  • Lạm dụng
  • Bạo lực

Các cá nhân

Ông bà cố, dì cố, chú cố và những người thân khác của tác giả Merissa Nathan Gerson đã bị sát hại trong Holocaust. Khi cô lớn lên ở Bờ Đông Hoa Kỳ, gia đình cô đã kể về sự kinh khủng của phòng hơi ngạt trong các bữa ăn tối. Cho đến ngày nay, cô vẫn tránh các phòng xông hơi.

Trong một lớp học khiêu vũ ở trường đại học ở độ tuổi ngoài 20, giáo sư của Gerson đã hướng dẫn cả lớp chuyển động tự do. Nhưng Gerson không thể. Cô thấy mình nằm lăn lộn trên sàn. Khi giáo sư của cô ấy sau đó hướng dẫn cả lớp “lắng nghe cơ thể của họ” và Gerson cảm thấy đau buồn.

Cô ấy nói: “Tôi rất ngại khi phải thừa nhận rằng sự đau buồn mà tôi đang cảm thấy có liên quan đến những gì đã xảy ra trước khi gia đình tôi đến đất nước này. Tôi ý thức sâu sắc rằng quá khứ còn đang sống trong tôi. Và tôi đã phải tìm ra cách dùng ngôn ngữ để khám phá chúng. Tôi đã mất một thập kỷ để tìm ra lời lẽ để giải thích những trải nghiệm này” cô nói.

Tác động tiêu cực

Chấn thương tâm lý và căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau mãn tính, một số bệnh và các hành vi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:

  • Sự lo lắng
  • Trầm cảm và ý nghĩ tự tử
  • Chất lượng giấc ngủ kém
  • Bệnh tim
  • Rối loạn sử dụng chất kích thích
  • Bệnh tiểu đường

Người Mỹ da đen thường xuyên được nhắc nhở về nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư cao hơn, thường được tư vấn chế độ ăn uống tốt hơn và tập thể dục kèm theo.

Đúng là việc vận động cơ thể và ăn uống lành mạnh đều hữu ích cho mọi người và các rào cản trong việc tiếp cận các công cụ chăm sóc sức khỏe cũng được nêu rõ trong các nghiên cứu và cuộc trò chuyện này.

Tuy nhiên, mối liên hệ trực tiếp giữa chấn thương tâm lý liên thế hệ – thường trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng mãn tính về sự phân biệt đối xử ở hiện tại – và những tình trạng này thường không được đặt tên.

Ngoài các cảm giác căng thẳng và bệnh tật về thể chất, các triệu chứng khác của chấn thương tâm lý liên thế hệ, theo hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, bao gồm:

  • Nỗi tủi nhục
  • Một cảm giác dễ bị tổn thương và bất lực cao
  • Lòng tự trọng thấp
  • Phân ly
  • Cảnh giác quá mức
  • Những suy nghĩ dồn dập không thể kiểm soát
  • Khó khăn trong các mối quan hệ và gắn bó với người khác
  • Khó khăn trong việc điều chỉnh sự hung hăng
  • Phản ứng cực độ với căng thẳng

Chữa lành chấn thương tâm lý liên thế hệ

Ngay cả khi một người bị chấn thương tâm lý di truyền mong đợi quá trình phục hồi là một quá trình liên tục, vẫn có nhiều cách để chăm sóc bản thân trong suốt quá trình. Điều này có thể bao gồm các thực hành khuyến khích hòa hợp với cơ thể của bạn.

Điều quan trọng cần lưu ý là việc chữa lành chấn thương tâm lý liên thế hệ thường khác nhau đối với mọi người. Đối với Gerson, hành trình của cô ấy thiên về tôn vinh toàn bộ câu chuyện về gia đình cô ấy trong tất cả sự phức tạp của nó. Cô ấy nói: “Vấn đề là tìm cách sống với một câu chuyện mà không làm lu mờ hoặc xóa bỏ nó.

Như với bất kỳ hình thức chữa bệnh hoặc can thiệp nào, không có con đường duy nhất để chữa lành chấn thương tâm lý liên thế hệ và không có định nghĩa nhất định về ý nghĩa của việc chữa lành. Thừa nhận tính hợp lệ của chấn thương và nó đến từ đâu là một bước quan trọng để giữ không gian đầy đủ cho những người trải qua nó.

Những liệu pháp nào có thể giúp ích cho những người phải đối mặt với chấn thương tâm lý liên thế hệ?

Đối với những người muốn tìm kiếm các lựa chọn điều trị truyền thống cho chấn thương tâm lý liên thế hệ, có một số công cụ điều trị.

Một số tiếp cận trị liệu tâm lý có hiệu quả để giải quyết chấn thương có thể hứa hẹn cho những người bị chấn thương giữa các thế hệ, chẳng hạn như:

  • Phân tâm học. Một số nghiên cứu năm 2020 gợi ý rằng phân tâm học có thể giúp giảm sự lây truyền sang chấn giữa các thế hệ, cả ở những người đã trải qua và con cái của họ.
  • Giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt (Eye Movement Desensitization and Reprocessing (EMDR)). Thông qua việc gõ nhẹ nhàng, phương pháp điều trị này có thể giúp hình thành những cách suy nghĩ mới về sang chấn bên cạnh việc xử lý lại các sự kiện sang chấn.
  • Liệu pháp Thân nghiệm. Vì chấn thương tâm lý có thể tồn tại trong cơ thể nên cách tiếp cận cơ thể hoặc tập trung vào cơ thể để đối phó với chấn thương tâm lý không chỉ giúp bạn nhận thức được cơ thể của mình mà còn có thể lập trình lại hệ thống thần kinh của bạn.
  • Hệ thống nội bộ gia đình (Internal family systems (IFS). Các nhà trị liệu được đào tạo về hệ thống nội bộ gia đình (IFS) có thể giúp bạn tập hợp các phần khác nhau trong tính cách của mình thành một “cá thể” hoàn chỉnh. Họ cũng có thể kết hợp genograms, một cách mô phỏng trực quan của cấu trúc gia đình, vào quá trình trị liệu, điều này có thể giúp bạn hiểu dòng dõi của mình theo những cách mới.
  • Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (Prolonged exposure therapy (PE)). Thường được sử dụng cho rối loạn căng thẳng sau chấn thương, liệu pháp tiếp xúc kéo dài liên quan đến việc đối mặt với nguồn gốc của nỗi sợ hãi để giảm bớt lo lắng xung quanh nó.
  • Liệu pháp xử lý nhận thức (Cognitive processing therapy (CPT). Hình thức trị liệu này giúp bạn thách thức và thay đổi những niềm tin không có lợi xung quanh chấn thương có thể khiến bạn cảm thấy “mắc kẹt” và thường được sử dụng cho rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Các bước tiếp theo

Thông qua việc xem xét chấn thương tâm lý liên thế hệ mà bạn có thể mang theo, bạn có cơ hội truyền lại những kỹ năng đối phó lành mạnh cho thế hệ tiếp theo.

Trong cuốn sách “It Didn’t Start with You: How Inherited Family Trauma Shapes Who We Are and How to End the Cycle”, tác giả Mark Wolynn viết, “Giữ im lặng về nỗi đau gia đình hiếm khi là một chiến lược hiệu quả để chữa lành nó. Sự đau khổ sẽ xuất hiện trở lại sau đó, thường thể hiện trong nỗi sợ hãi hoặc các triệu chứng chấn thương tâm lý ở thế hệ sau.”

Wolynn kêu gọi độc giả cân nhắc lựa chọn việc không tôn trọng toàn bộ câu chuyện của bạn, cả với tư cách cá nhân và xã hội. “Cho đến khi chúng ta khám phá ra sự kiện gây ra thực sự trong lịch sử gia đình mình, chúng ta có thể hồi tưởng lại những nỗi sợ hãi và cảm giác không thuộc về mình – những mảnh vỡ vô thức của chấn thương – và chúng ta sẽ nghĩ chúng là của mình.”

Tạo không gian và hỗ trợ các nhu cầu ứng phó của những người có dòng dõi chấn thương thường là động thái tốt nhất, thay vì cố gắng “sửa chữa” hoặc loại bỏ nỗi đau.

Hành động theo từng bước nhỏ theo thời gian để đánh giá và nâng cao nhận thức về tổn thương giữa các thế hệ trong khi chăm sóc bản thân có thể giúp đảm bảo rằng bạn có thể chữa lành cho thế hệ tiếp theo.


Biên tập: Keira Ngo

Nguồn:

https://psychcentral.com/lib/how-intergenerational-trauma-impacts-families

Đọc thêm:

https://tamlyhoc101.com/di-san-ma-chan-thuong-tam-ly-de-lai-20230316

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục