Sự nguy hiểm của chứng thái nhân cách chốn văn phòng

The dangers of office psychopathy

Kẻ thái nhân cách [psychopath] không chỉ được tìm thấy trong các bộ phim giết người hàng loạt và tiểu thuyết tội phạm – họ còn rình rập các hành lang công ty, nơi vết tích về sự hủy hoại của họ có thể không bao gồm việc giết người nhưng có thể đồng nghĩa với cái chết của năng suất, động lực và lợi nhuận.

Việc thao túng, lừa dối, thổi phồng ý kiến bản thân và đâm sau lưng của kẻ thái nhân cách hoặc người ải kỷ trong doanh nghiệp thường có thể gây ra chứng trầm cảm liên quan đến công việc, rối loạn lo âu, kiệt sức và các bệnh về thể chất: những tình trạng khiến nền kinh tế Nam Phi thiệt hại hơn 40 tỷ Rupi mỗi năm 1.

Tuần lễ Sức khỏe Tâm thần Doanh nghiệp (từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 7 năm 2019) đã trở thành tâm điểm chú ý về tình trạng căng thẳng liên quan đến công việc, nguyên nhân chiếm hơn 40% tổng số bệnh liên quan đến nơi làm việc ở Nam Phi, với ít nhất 1 trong 4 nhân viên được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm 2.

Giáo sư Renata Schoeman, Bác sĩ tâm thần và Phó giáo sư về Lãnh đạo tại Trường Kinh doanh Đại học Stellenbosch (USB), nói rằng thường thì các nhà lãnh đạo – những người nên đi đầu trong việc giảm thiểu các điều kiện dẫn đến căng thẳng và kiệt sức tại nơi làm việc – lại là những người góp phần tạo ra vấn đề hơn là giải pháp.

“Ở đây chúng ta không nói về ông chủ ‘khó tính’, mà là ông chủ hay bắt nạt – nhiều trong số đó có thể được coi là những kẻ thái nhân cách trong công ty.”

“Các thủ đoạn bắt nạt của những kẻ thái nhân cách trong công ty làm gia tăng xung đột, căng thẳng, luân chuyển nhân viên và hiện tượng trốn việc; làm giảm năng suất và trách nhiệm xã hội của tập thể; và làm xói mòn văn hóa doanh nghiệp cùng các tiêu chuẩn đạo đức – dẫn đến làm giảm giá trị của cổ đông và lợi tức đầu tư”, Giáo sư Schoeman nói.

Tiến sĩ Schoeman cho biết, bắt nạt nơi làm việc là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng liên quan đến công việc, khi chỉ ra một cuộc khảo sát năm 2017 ở Hoa Kỳ cho thấy người trưởng thành bị bắt nạt ở mức độ tương tự như thanh thiếu niên – 31% người trưởng thành từng bị bắt nạt tại nơi làm việc và gần một nửa tin rằng hành vi bắt nạt đã dần trở nên dễ chấp nhận hơn ở nơi làm việc 3.

“Bắt nạt có thể khiến bạn mắc bệnh”, bà cho biết. “Trong cùng một cuộc khảo sát, 70% hoặc hơn các nạn nhân bị bắt nạt từng gặp phải căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm, 55% cho biết bị mất tự tin, 39% bị thiếu ngủ, 17% thường xuyên bị bệnh và 19% bị suy sụp tinh thần. Căng thẳng cảm xúc cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh thể chất như các vấn đề về đường tiêu hóa (như hội chứng ruột kích thích) và các vấn đề tim mạch (chẳng hạn như tăng huyết áp), trong khi nạn nhân của việc bắt nạt tại nơi làm việc có nguy cơ nghĩ đến việc tự tử cao gấp đôi trong 5 năm tiếp theo”.

“Những kẻ bắt nạt tại nơi làm việc cần được quan tâm nhất là những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ và rối loạn nhân cách chống đối xã hội”.

Các giám đốc điều hành có tỷ lệ mang các đặc điểm thái nhân cách cao nhất trong tất cả các công việc – tỷ lệ chỉ đứng sau các tù nhân – và trong khi theo ước tính thì 1 trên 100 dân số nói chung có các đặc điểm thái nhân cách, tỷ lệ này tăng lên 1 trên 25 ở các nhà lãnh đạo doanh nghiệp 4.

Trong cái mà bà gọi là “lời nguyền của sự tự tin”, Giáo sư Schoeman nói rằng nhiều đặc điểm đặc trưng của những kẻ thái nhân cách – chẳng hạn như sự quyến rũ, không biết sợ hãi, sự táo bạo và “cảm giác về sự vĩ đại của bản thân” – cũng là những thứ giúp mọi người vươn xa trong kinh doanh.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng “không phải ai tràn đầy sự tự tin và thành công, ngay cả khi họ có cách tiếp cận thô bạo với mọi người, đều mắc chứng rối loạn nhân cách”.

“Những kẻ bắt nạt tại nơi làm việc cần được quan tâm nhất là những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ và rối loạn nhân cách chống đối xã hội”.

Giáo sư Schoeman nói rằng những người ái kỷ có thể là những nhà chiến lược xuất sắc, có sự can đảm đẻ chấp nhận rủi ro và thúc đẩy quá trình thay đổi và chuyển đổi lớn, đồng thời sử dụng sức hút và tầm nhìn đầy thuyết phục của họ để truyền cảm hứng cho người khác – rất phù hợp với những ý tưởng lãnh đạo thường thấy.

“Những người ái kỷ có xu hướng nhạy cảm quá mức với những lời chỉ trích, cạnh tranh quá mức và thường tham gia vào các hành vi làm việc phản tác dụng khi lòng tự trọng của họ bị đe dọa. Họ mong đợi sự cống hiến lớn lao và có thể bắt người khác làm việc quá sức mà không quan tâm việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ”, bà nói.

“Điều quan trọng là phải được trang bị để nhận biết và bảo vệ bản thân trước những kẻ bắt nạt nơi làm việc này.”

Bà cho biết những người ái kỷ ủng hộ “các chiến thuật bắt nạt gián tiếp” như giữ kín thông tin, phớt lờ mọi người hoặc cho họ “cách đối xử im lặng”, tung tin đồn để làm mất uy tín của người khác và thổi phồng sự đóng góp của họ hoặc tự nhận công lao cho những thành tích mà họ không mấy liên quan.

Bà nói, “nhân cách đen tối” là kẻ thái nhân cách, là ông chủ hoặc đồng nghiệp mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội – người thay thế các chiến thuật bóc lột của kẻ ái kỷ bằng động cơ săn mồi để chinh phục, thống trị và tàn ác một cách có chiến lược.

Bà nói rằng “những kẻ thái nhân cách thành công” có cùng đặc điểm cốt lõi như những kẻ trở thành tội phạm – lừa dối, lôi kéo, thờ ơ với hậu quả từ hành động của chính họ, sự quyến rũ bề ngoài, thiếu sự đồng cảm và không biết hối lỗi – nhưng có xu hướng xuất thân từ gia cảnh quyền thế và có chỉ số IQ cao hơn.

“Những kẻ thái nhân cách thành đạt có xu hướng tận tâm hơn những kẻ có tiền án. Họ bớt bốc đồng, cẩu thả và vô trách nhiệm, nhưng điều này không có nghĩa là họ luôn là những công dân tuân thủ pháp luật – có thể họ chỉ làm tốt hơn trong việc tránh bị bắt”, bà nói

Giáo sư Schoeman cho biết các chiến thuật bắt nạt của “kẻ thái nhân cách thành công” dựa trên việc đánh giá mức độ hữu ích và điểm yếu của những người xung quanh họ, lôi kéo người khác gắn bó với họ, sử dụng phản hồi của nạn nhân để xây dựng và duy trì sự kiểm soát, rồi từ bỏ họ khi họ không còn hữu ích.

“Họ cực kỳ giỏi trong việc sử dụng và thao túng các mạng lưới truyền thông để nâng cao danh tiếng của chính mình trong khi làm mất uy tín của người khác cũng như trong việc tạo ra và duy trì xung đột và cạnh tranh giữa các đồng nghiệp. Họ rất xuất sắc trong việc truyền bá thông tin sai lệch, đồng thời che đậy mối liên hệ của chính họ với thông tin sai lệch này”, bà nói.

Giáo sư Schoeman cho biết cả người ái kỷ và người thái nhân cách đều có những đặc điểm tích cực và họ có thể thành công lớn trong kinh doanh – “nhưng họ cũng có thể tạo ra những môi trường độc hại với mức độ ảnh hưởng đáng kể đến tinh thần và tài chính lên nhân viên và tổ chức cũng như nhiều nhân tố căng thẳng tại nơi làm việc rõ rệt hơn khác”.

“Điều quan trọng là phải được trang bị để nhận biết và bảo vệ bản thân trước những kẻ bắt nạt nơi làm việc này”, bà nói.

Vậy làm thế nào để đối phó với kẻ ái kỷ hoặc thái nhân cách nơi công sở? Giáo sư Schoeman chia sẻ các chiến thuật sau:

Mẹo để đối phó với những ông chủ hoặc đồng nghiệp chống đối xã hội:

  • Kiểm soát cảm xúc của bạn
  • Đừng cho thấy bạn đang bị đe dọa
  • Bám sát sự thật – không bị cuốn vào những câu chuyện về nạn nhân của họ
  • Hãy vững vàng
  • Chấp nhận rằng một số người là tin xấu
  • Biết điểm yếu của bạn – mà kẻ thái nhân cách sẽ khai thác
  • Chăm sóc bản thân, kiểm soát căng thẳng và xây dựng khả năng phục hồi của bạn
  • Xây dựng danh tiếng và các mối quan hệ của bạn
  • Tự bảo vệ mình
  • Báo cáo sự cố bắt nạt và quấy rối cho bộ phận nhân sự
  • Lựa chọn giao tiếp trực tuyến (nơi việc đàm phán và thao túng khó khăn hơn)
  • Vô hiệu hóa kẻ thái nhân cách
  • Đưa cuộc trò chuyện hướng trở lại vào họ khi họ đang đổ lỗi cho người khác
  • Chỉ ra những khiếm khuyết của họ (ví dụ: phản ứng của họ trong một cuộc họp và hỏi họ xem liệu họ có đang cảm thấy căng thẳng không)
  • Bảo vệ tổ chức
  • Có một người giám sát hoặc đường dây mách nước ẩn danh tại nơi làm việc – những người lao động bình thường thường nhận biết được trò chơi của kẻ thái nhân cách trước ban giám đốc
  • Kiểm tra chéo ấn tượng của bạn về những khả năng cao mà bạn nhận thấy với những đồng nghiệp biết rõ về họ
  • Kỳ vọng vào trách nhiệm
  • Đảm bảo hậu quả
  • Đưa ra hình phạt có thể đoán trước – mà không có sự chậm trễ
  • Nắm rõ luật

Các chiến lược để đối phó với một ông chủ hoặc đồng nghiệp ái kỷ:

  • Tránh tiếp xúc
  • Phớt lờ hành động của họ
  • Giữ thế trung lập, bình tĩnh và chuyên nghiệp
  • Kìm hãm sự thôi thúc thách thức hoặc đối đầu với họ
  • Không cung cấp hoặc đưa ra bất kỳ thông tin hoặc ý kiến cá nhân nào
  • Hãy vững vàng
  • Nhận thức rằng đó không phải là việc cá nhân
  • Nhận thức được sự bất an của họ
  • Chấp nhận rằng thay đổi có thể sẽ không xảy ra
  • Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ
  • Liên hệ để được giúp đỡ
  • Biết rõ các quyền hợp pháp của bạn
  • Tự bảo vệ mình
  • Đặt ra ranh giới rõ ràng (quyết đoán nhưng không hung hăng)
  • Có một nhân chứng
  • Mọi thứ phải được trình bày bằng văn bản
  • Hãy tỉnh táo: khi người ái kỷ không còn có thể kiểm soát bạn, thay vào đó họ sẽ cố gắng kiểm soát cách người khác nhìn nhận bạn
  • Vô hiệu hóa kẻ ái kỷ (đây có lẽ là chiến lược khó nhất vì bạn có thể cảm thấy thiếu trung thực)
  • Luôn đồng cảm với cảm xúc của sếp nhưng không mong nhận lại sự đồng cảm
  • Đưa ra ý tưởng cho sếp của bạn, nhưng hãy luôn để họ được ghi nhận cho ý tưởng đó

(Nguồn: USB NEWS)

Có Thể Bạn Quan Tâm