Điều kiện hóa cổ điển là gì?

Điều kiện hóa cổ điển là gì?

Điều kiện hóa cổ điển là gì?

Điều kiện hóa cổ điển, đôi khi còn được gọi là điều kiện Pavlovian, sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để giải thích về quá trình học tập. Nắm được những thuật ngữ này là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện hóa cổ điển.

Kích thích không điều kiện

Một kích thích không điều kiện là một tác nhân kích thích dẫn đến phản xạ không tự nguyện. Ví dụ, nếu một cơn gió lạnh khiến bạn rùng mình, thì cơn gió lạnh đó là một tác nhân kích thích không điều kiện; nó tạo ra một phản xạ không tự nguyện (sự rùng mình).

Kích thích trung tính

Một kích thích trung tính là một kích thích ban đầu không tự nó tạo ra phản xạ. Ví dụ, nếu bạn nghe thấy tiếng quạt nhưng không thấy có gió, điều đó không nhất thiết khiến bạn phản xạ lại với nó. Điều đó sẽ làm cho nó trở thành một kích thích trung tính.

Kích thích có điều kiện

Một kích thích có điều kiện là một kích thích đã từng trung tính (không gây ra phản xạ) nhưng bây giờ dẫn đến một phản xạ. Nếu trước đây bạn không để ý đến chó, nhưng sau khi bị chó cắn, bây giờ bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy chó, con chó lúc này là một kích thích có điều kiện.

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện là một phản xạ không tự nguyện hoặc phản xạ xảy ra mà không cần suy nghĩ trước sự kích thích không điều kiện. Nếu bạn ngửi thấy mùi thức ăn yêu thích của mình và miệng bạn bắt đầu chảy nước, thì việc chảy nước là một phản xạ không điều kiện.

Phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là phản xạ đã học hoặc phản hồi được tạo ra khi không có phản hồi trước đó. Sử dụng ví dụ về vết chó cắn, nỗi sợ hãi mà bạn trải qua sau khi bị cắn là một phản xạ có điều kiện.

Điều kiện hóa cổ điển hoạt động thế nào?

Điều kiện hóa cổ điển liên quan đến việc thiết lập mối liên hệ giữa hai tác nhân kích thích, dẫn đến phản xạ được học.

Có ba giai đoạn cơ bản của quá trình điều kiện hóa cổ điển.

Giai đoạn 1: Trước khi điều kiện hóa

Trong giai đoạn đầu, điều kiện hóa cổ điển đòi hỏi một kích thích xảy ra tự nhiên sẽ tự động tạo ra phản xạ. Tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn là một ví dụ điển hình về tác nhân kích thích xảy ra tự nhiên.

Trong giai đoạn này của quá trình, kích thích không điều kiện (KTKĐK) dẫn đến phản xạ không điều kiện (PXKĐK). Việc đưa thức ăn (KTKĐK) vào cơ thể một cách tự nhiên và tự động kích hoạt phản xạ tiết nước bọt (PXKĐK).

Tại thời điểm này, cũng có một kích thích trung tính chưa tạo ra bất kỳ tác động nào. Các phản xạ chỉ xảy ra khi các kích thích trung tính kết hợp với KTKĐK.

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn hai thành phần quan trọng của giai đoạn điều kiện hóa cổ điển này:

  • Một kích thích không điều kiện là một kích thích không có điều kiện gây ra phản xạ một cách tự nhiên và tự động. Ví dụ, khi bạn ngửi thấy một trong những món ăn yêu thích của mình, bạn có thể cảm thấy như thể mình đã đói. Trong ví dụ này, mùi thức ăn là tác nhân kích thích không điều kiện.
  • Phản xạ không điều kiện là một phản xạ có được không qua học tập, được xảy ra một cách tự nhiên để đáp ứng với một kích thích không điều kiện. Trong ví dụ của chúng ta, đói khi ngửi thấy mùi thức ăn là một phản xạ không điều kiện.

Trong giai đoạn trước điều kiện hóa cổ điển, một kích thích không điều kiện được kết hợp với một phản xạ không điều kiện. Một kích thích trung tính sau đó được giới thiệu.

Giai đoạn 2: Trong quá trình điều kiện hóa

Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình điều kiện hóa cổ điển, kích thích trung tính trước đó được lặp đi lặp lại với kích thích không điều kiện. Kết quả của sự ghép đôi này là sự liên kết giữa kích thích trung tính trước đó và KTKĐK được hình thành.

Tại thời điểm này, kích thích trung tính bây giờ được gọi là kích thích có điều kiện (KTCĐK). Đối tượng hiện đã được tạo điều kiện để đáp ứng với kích thích này. Kích thích có điều kiện trước đó là kích thích trung tính. Sau khi kết hợp với kích thích không điều kiện, cuối cùng dẫn đến kích hoạt phản xạ có điều kiện.

Trong ví dụ trước của chúng tôi, giả sử rằng bất cứ khi nào bạn ngửi thấy mùi thức ăn yêu thích của mình, bạn cũng nghe thấy tiếng huýt sáo. Mặc dù âm thanh huýt sáo không liên quan đến mùi của thức ăn, nhưng nếu âm thanh huýt sáo được lặp đi lặp lại cùng với mùi của nó, thì âm thanh huýt sáo cuối cùng sẽ đóng vai trò là một kích thích có điều kiện. Trong trường hợp này, tiếng huýt sáo là tác nhân kích thích có điều kiện.

Giai đoạn này trong quá trình điều kiện hóa liên quan đến việc ghép nối lặp đi lặp lại một kích thích trung tính với một kích thích không điều kiện. Cuối cùng, kích thích trung tính trở thành kích thích có điều kiện.

Giai đoạn 3: Sau khi điều kiện hóa

Khi một sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện đã xảy ra, thì chỉ riêng sự xuất hiện của kích thích có điều kiện cũng dẫn đến một phản xạ—ngay cả khi không có sự xuất hiện của kích thích không điều kiện. Phản xạ thu được được gọi là phản xạ có điều kiện.

Phản xạ có điều kiện là phản xạ đã học đối với một kích thích trung tính trước đó theo thời gian. Trong ví dụ của chúng ta, phản xạ có điều kiện sẽ là cảm thấy đói ngay khi nghe thấy tiếng huýt sáo.

Trong giai đoạn điều kiện hóa này, chỉ riêng kích thích có điều kiện sẽ kích hoạt phản xạ có điều kiện.

Hạn chế của điều kiện hóa cổ điển

Một số nhà tâm lý học cho rằng điều kiện hóa cổ điển đại diện cho một lời giải thích máy móc, giản lược cho một hành vi nhất định. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay và vẫn là trọng tâm chính trong nghiên cứu về tâm lý học hành vi.

Kết luận

Tóm lại, điều kiện hóa cổ điển là một công cụ mạnh mẽ để hiểu cách học tập có thể được định hình, cách thay đổi hành vi và cách chúng ta có thể hiểu rõ hơn về môi trường bên ngoài.

Đây là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học và đã được sử dụng để giúp đỡ những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi, lo lắng và các vấn đề tâm lý khác. Nó cũng đã được sử dụng để giải thích hành vi của người tiêu dùng và mối quan hệ giữa động vật và con người. Điều kiện hóa cổ điển kết nối nghiên cứu khoa học với cuộc sống hàng ngày, làm cho nó trở thành một công cụ có giá trị để hiểu hành vi.


Nguồn:

https://www.verywellmind.com/classical-conditioning-2794859

Đọc thêm:

https://tamlyhoc101.com/5-nguyen-tac-cot-loi-cua-dieu-kien-hoa-co-dien-20230105

https://tamlyhoc101.com/6-ung-dung-nen-tang-cua-dieu-kien-hoa-co-dien-20230106

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục