Vì sao bạn vẫn còn tin vào cung hoàng đạo?

Vì sao bạn vẫn còn tin vào cung hoàng đạo?

Tâm lý học đằng sau lý do tại sao chúng ta tin vào tử vi, cung hoàng đạo, và những lời nhận xét hay tiên đoán về số phận của bản thân, càng nghe càng thấy đúng?

Trước tiên, mình muốn bắt đầu với một bài tập: hãy đánh giá mức độ chính xác của những nhận định sau (0 là rất không chính xác, 5 là rất chính xác)

  • Bạn muốn được người khác hiểu và công nhận
  • Bạn thường có xu hướng quá nghiên khắc với bản thân mình
  • Bạn thường không dám chắc chắc hoàn toàn về những sự lựa chọn của bản thân
  • Bạn chưa tìm được cách tối ưu háo tiềm năng của mình
  • Bạn tìm kiếm sự mới mẻ những đồng thời cũng hơi dè dặt trước sự đổi thay
  • Bạn cho rằng việc bộc lộ bản thân hàon toàn cho người khác là không sáng suốt

Đây là những nhận định thường xuyên gặp phải trong các trắc nghiệm về cung hoàng đạo. Nếu như bạn thấy các câu trên cũng có phần nào chính xác với bản thân mình thì rất có thể, bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Barnum.

Hiệu ứng Barnum là gì?

Hiệu ứng Barnum khiến mọi người lầm tưởng rằng những mô tả về tính cách như những nhận định ở trên là chính xác trong khi chúng thực sự có thể áp dụng và đúng với bất kỳ ai. Nó được đặt theo tên của P.T. Barnum, một ông bầu gánh xiếc ở thế kỷ 19, người đã làm nên tên tuổi của mình khi quảng bá những trò lừa bịp và lừa đảo.

Hiệu ứng tâm lý này khiến chúng ta nghĩ rằng phương pháp hoặc người đứng sau những tuyên bố và dự đoán mơ hồ là có thật — hoặc thậm chí là họ có sức mạnh siêu nhiên. 

Thí nghiệm của Forer

Vào những năm 1950, một nhà tâm lý học tên là Bertram Forer đã tạo điều kiện để các sinh viên từ khóa học tâm lý học nhập môn của ông có thể thực hành thí nghiệm sau.

Các nhận định mà bạn đánh giá bên trên rất giống với văn bản mà Forer đã sử dụng hồi đó, được lấy cảm hứng từ các mục chiêm tinh học trên báo.

Ông đã đưa cùng một văn bản này cho từng học sinh của mình, nói với họ rằng đây là kết quả của một bài kiểm tra tính cách mà họ đã thực hiện trước đó, và do đó rất phù hợp và kết quả được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân.

Khi tất cả các sinh viên nhận được văn bản kèm theo điểm số của họ, Forer yêu cầu họ giơ tay nếu họ nghĩ rằng nó đã mô tả tốt tính cách của họ. Các sinh viên bối rối khi thấy rằng hầu hết tất cả đều giơ tay. 

Forer sau đó bắt đầu đọc to từng văn bản. Các sinh viên phá lên cười khi nhận ra rằng tất cả các văn bản đều giống nhau. 

Giờ thì Forer đã có bằng chứng về việc chúng ta có thể phán đoán sai lầm như thế nào, và chúng ta có thể dễ dàng bị lừa để chấp nhận những mô tả hoặc dự đoán giả khoa học về bản thân như thế nào.

Điều gì tạo ra hiệu ứng Barnum? 

Lý do hầu hết chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy mình trong những mô tả chung chung này là bởi vì tất cả chúng ta đều có những đặc điểm mà chúng đề cập, chỉ ở những mức độ khác nhau. 

Không phải việc có hay không có những đặc điểm đó xác định sự khác biệt giữa chúng ta, mà là việc chúng ta sở hữu chúng ở mức độ nào. Vì vậy, nói: “Bạn có thể đôi khi là một người hướng nội và đôi khi là một người hướng ngoại” giống như nói rằng bạn có một trái tim và hai lá phổi. Đó là điều dĩ nhiên!

Ví dụ, tất cả chúng ta đều có thể trở nên nhút nhát vào những thời điểm nhất định nhưng đối với những người mắc chứng lo âu xã hội chẳng hạn, họ cảm thấy nhút nhát ở mức độ cao hơn nhiều so với những người vẫn có thể vượt qua nó và biểu diễn trên sân khấu.

Như Forer đã viết trong một bài báo năm 1949 mô tả những phát hiện trước đây của ông: “Mỗi cá nhân là một cấu hình duy nhất của các đặc điểm, mỗi đặc điểm có thể được tìm thấy ở mọi người, nhưng ở các mức độ khác nhau”.

Sự xác nhận mang tính chủ quan

Thực tế là mọi người thường có xu hướng thích những ý tưởng hoặc tuyên bố tích cực về bản thân và từ chối những ý kiến hoặc tuyên bố tiêu cực về mình.

Một thiên kiến nhận thức khác có liên quan chặt chẽ tới xu hướng này là thiên kiến xác thực chủ quan [personal validation], xảy ra khi chúng ta nhận thấy hai hiện tượng xảy ra một cách trùng hợp có liên quan với nhau trong khi thực tế chúng không hề liên quan. David Johnson, một triết gia tại King’s College ở London, đã đưa ra một ví dụ về hiện tượng này trong cuốn sách Bad Arguments của ông:

“Bà đồng: Tôi cảm thấy như có một cái tên liên quan tới âm S, có thể là một người cha, có thể liên quan tới nhưng người đứng ở phía này của đám đông.

Một trong số các khán giả: Sam, chồng tôi, vừa mới qua đời. Tôi và hai con trai nhớ anh ấy. 

Bà đồng: Vâng, Sam đang nói với tôi rằng anh ấy cũng nhớ chị và các con trai”.

Johnson nói rằng trong trường hợp này, bà đồng đang dựa vào Hiệu ứng Forer để lừa người khác tin rằng có điều gì đó “ma thuật” đang xảy ra.

“Bà đồng đang đưa ra một cái gì đó rất chung chung – có rất nhiều tên S và ‘hình tượng người cha’ có thể là chồng của ai đó, cha hoặc ông của ai đó, hoặc thậm chí là con trai, người đã làm cha – điều đó nhất định áp dụng đúng cho ai đó trong đám đông”, Johnson viết. 

Tâm trí đánh lừa chúng ta như thế nào?

Hiệu ứng Barnum chỉ là một ví dụ về khuynh hướng nhận thức – một sự diễn giải sai hoặc bóp méo thực tế trong tiềm thức một cách có hệ thống. 

Những thiên kiến này có thể làm ta dễ tin hơn vào một số định kiến hoặc khuôn mẫu nhất định, tìm kiếm tin tức và bài viết xác nhận quan điểm của mình, đánh giá sai thông tin và con người, hoặc đơn giản là hành xử và suy nghĩ một cách phi lý.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nhận thức được những thành kiến này là cách tốt nhất để tránh trở thành nạn nhân của chúng. 

Nguồn: Esteban Pardo, Dw.com

Biên tập: Keira Ngo

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục