Có quá vội vàng khi cho rằng ai đó có rối loạn tính cách?

Có quá vội vàng khi cho rằng ai đó có rối loạn tính cách?

Alexandra Shimo đã đúng khi nêu bật nỗi đau của những người đã trải qua những trải nghiệm đau thương, bị gán nhãn là có tính cách rối loạn (Opinion, số ngày 27 tháng 3). Aaron Beck, cha đẻ của liệu pháp hành vi nhận thức, mô tả hai nhà trị liệu đang nói chuyện: “Tôi đang gặp rắc rối với bệnh nhân mắc chứng rối loạn tính cách của mình”. “Sao anh biết họ bị rối loạn tính cách?”. “Bởi vì tôi đang gặp rắc rối với họ.”

Phương pháp chẩn đoán theo cảm tính này xảy ra quá thường xuyên ở Anh. Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Tuần tới sẽ diễn ra hội nghị thường niên lần thứ 20 của Nhóm Nghiên cứu “Rối loạn Tính cách” của Anh và Ailen tại Durham. Các dấu ngoặc kép thể hiện sự hoài nghi mà các thành viên đang mang về giá trị của nhãn dán rối loạn tính cách. Hội nghị đang được phát động bởi nhà thơ Clare Shaw, một nhà phê bình nghiêm khắc về chẩn đoán rối loạn tính cách ranh giới, trong khi các phiên họp quan trọng khác sẽ xem xét tác động của sự thiếu thốn và sang chấn. Chúng ta đang dần tránh xa câu hỏi “bạn bị sao vậy?” và xem xét kỹ hơn câu hỏi “điều gì đã xảy ra với bạn?”.

Có lẽ quan trọng nhất, 10% trong số những người tham dự sẽ là những người có kinh nghiệm thực tế được chẩn đoán mắc tình trạng này. Sự tham gia của người dùng ở mức độ này là rất hiếm trong các dịch vụ, nhưng tại BIGSPD, nó được coi là điều cần thiết để đảm bảo rằng những người nhận dịch vụ định hình được họ tiến triển ra sao. Sự kỳ thị xung quanh chứng rối loạn tính cách dẫn đến cô lập và đóng kín tâm trí. Những người đã từng trải qua tổn thương xứng đáng nhận được điều tốt hơn. Mọi người có thể tham gia tranh luận tại # BIGSPD19.

Hadley Freeman viết: “Đó là một sự thật bi thảm đã tồn tại trong thời gian dài, rằng một trong những yếu tố tiên đoán lớn nhất khiến một người trưởng thành trở thành kẻ lạm dụng là liệu chình họ có từng bị lạm dụng hay không” (Cuộc đời của Michael Jackson đã cho chúng ta thấy hành trình từ bị lạm dụng trở thành kẻ kẻ lạm dụng, ngày 26 tháng 3).

Không, đó là một định kiến khó bỏ. Phần lớn trẻ em bị lạm dụng là trẻ em gái, và hầu như không có trẻ em nào lớn lên trở thành kẻ lạm dụng. Một số trẻ em trai bị lạm dụng có thể trở thành kẻ lạm dụng, nhưng ngay cả sau đó, vẫn có bằng chứng cho thấy rằng môi trường phân biệt giới tính và suy thoái là một yếu tố dự phần có tác động mạnh mẽ hơn so với thực tế việc lạm dụng. Nếu không có môi trường như vậy tồn tại trong gia đình, một cậu bé bị lạm dụng sẽ không có khả năng lạm dụng người khác như bất kỳ đứa trẻ nào.

Đó là một suy nghĩ dễ dàng rằng những người từng bị lạm dụng sẽ trở thành kẻ lạm dụng, và phần còn lại của thế giới đầy những người “tốt”, nhưng ngoài ra chẳng còn gì khác. Bất cứ ai cũng có thể lạm dụng trong những hoàn cảnh thích hợp – chẳng hạn như bắt nạt, bạn không cần phải từng làm điều đó để biết cách làm nó với người khác.

Những người sống sót sau khi bị lạm dụng đã có quá đủ những thứ phải đối phó, chưa cần tính tới kiểu định kiến này. Trải qua việc đó chưa đủ tệ hay sao, mà đến khi gặp ai họ cũng nghĩ rằng bạn sẽ trở thành kẻ lạm dụng? Không có gì ngạc nhiên khi những người sống sót sau khi bị lạm dụng lại có tỷ lệ tự tử cao như vậy – những thứ như thế đã góp phần thuyết phục rằng họ sẽ không bao giờ trở lại bình thường.

Tại sao chỉ những người sống sót sau vụ lạm dụng mới rơi vào hoàn cảnh này? Những người bị trộm xe có nghĩ rằng nhiều khả năng là họ sẽ đi trộm xe không? Nạn nhân trưởng thành của hiếp dâm có bị nghi ngờ sẽ có nhiều khả năng hiếp dâm người khác không? Đây là những điều khủng khiếp khi phải nói ra, nhưng chúng có thể được dùng để phát biểu một cách nông cạn về các nạn nhân của lạm dụng, rằng họ bị ô uế, và bị nguyền rủa để lặp lại hành vi lạm dụng trong một “vòng luân hồi lạm dụng” thần bí, mà nếu đó là sự thật, cũng có nghĩa là thế giới này sẽ đầy rẫy những kẻ lạm dụng phụ nữ.

(Nguồn: The Guardian)

Có Thể Bạn Quan Tâm