Hiểu được cách ức chế hành vi có thể giúp ích một số người có nguy cơ rối loạn tic

Chúng ta không thể bỏ qua sự giàu có và tầng lớp khi nói về bệnh tâm thần

Ít nhất 20 phần trăm trẻ em ở độ tuổi tiểu học phát triển hành vi ti, hay các hành vi lặp đi lặp lại như chớp mắt quá nhiều, hắng giọng hoặc khịt mũi, nhưng đối với hầu hết những đứa trẻ đó, hành vi tic không trở thành vấn đề lâu dài. Quan niệm thông thường cho rằng hầu hết các hành vi tic đều tự biến mất và chỉ trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng trở thành mãn tính hoặc phát triển thành một chứng rối loạn như hội chứng Tourette.

Tuy nhiên, khi xem xét trên các trẻ em ngay sau khi hành vi tic lần đầu xuất hiện, các nhà nghiên cứu tại Trường Y Đại học Washington ở St. Louis phát hiện ra rằng tic không biến mất hoàn toàn; thay vào đó, hầu hết trẻ em chỉ biểu hiện cảm giác hành vi tic hơn khi những người khác đang quan sát chúng. Tìm hiểu cách chúng làm việc đó có thể cung cấp những hiểu biết chuyên sâu để giúp những người có nguy cơ bị rối loạn tic đáng kể khác.

Các phát hiện trên được công bố trực tuyến trên Tạp chí Thần kinh Trẻ em vào ngày 26 tháng 6.

Người đứng đầu nghiên cứu, bác sĩ y khoa, giáo sư tâm thần học Kevin J. Black, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng hành vi tic vẫn còn biểu hiện một năm sau khi chúng xuất hiện lần đầu, nhưng nhiều đứa trẻ mà chúng tôi nghiên cứu đã tìm ra cách để ngăn chặn chúng”. “Khám phá cách chúng có thể kiểm soát những cơn tic này có thể giúp những đứa trẻ khác biết cách kiểm soát được như thế, và có lẽ còn giúp tránh được các chứng rối loạn tic mãn tính như hội chứng Tourette.” Ông cho biết thêm, rối loạn tic mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 45 trẻ em mới bắt đầu trải qua một số loại hành vi tic. Những đứa trẻ này ở vào độ tuổi từ 5 đến 10, với độ tuổi trung bình là khoảng 7 ½.

Ba mươi trong số các em là bé trai – là nhóm có rối loạn tic phổ biến hơn – và 15 em còn lại là các bé gái. Tất cả các em đều được kiểm tra trong vòng vài tháng kể từ khi hành vi tic của chúng xuất hiện lần đầu, và lần thứ hai sau 12 tháng kể từ khi hành vi tic bắt đầu.

“Mới đầu, kỳ vọng của chúng tôi là có thể cứ 10 trẻ thì có một trẻ vẫn còn hành vi tic trong các kỳ kiểm tra tiếp theo,” tác giả chính – Tiến sĩ Soyoung Kim, một trợ lý nghiên cứu sau tiến sĩ về tâm thần học, cho biết. “Hầu hết đã có sự cải thiện một năm sau đó, nhưng chúng tôi ngạc nhiên với mọi trường hợp, khi những đứa trẻ vẫn có hành vi tic – nhiều trẻ chỉ kiểm soát chúng tốt hơn.”

Kim, Black và các đồng nghiệp của họ đã xác minh sự hiện diện của hành vi tic bằng cách để mỗi đứa trẻ một mình trong phòng có máy quay video. Họ phát hiện ra rằng hầu hết trẻ em có thể kiềm chế hành vi tic khi chúng được theo dõi trong các kỳ kiểm tra thần kinh. Nhưng khi chỉ có một mình, những đứa trẻ lại thể hiện hành vi tic, không hề có ngoại lệ.

Black nói: “Tôi nhận thấy hành vi tic có tính hấp dẫn, bởi vì chúng minh họa sự tác động lẫn nhau giữa thứ những thuộc về ý chí và những thứ không tự nguyện”. “Mọi người không cố ý thực hiện hành vi tic, và hầu hết có thể kiềm chế nó trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng đến một lúc nào đó, nó vẫn sẽ bộc lộ ra ngoài”.

Nhóm nghiên cứu đã có thể xác định một số yếu tố dự đoán chành vi tic không chắc chắn ở mốc một năm, cũng như các yếu tố liên quan đến khả năng ức chế hành vi tic.

Tiền sử rối loạn lo âu là một trong những yếu tố dự báo về việc không có khả năng kiểm soát hoặc ức chế hành vi tic, cũng như tic khi phát âm trong các kỳ kiểm tra đầu tiên của những đứa trẻ. Có ba lần phát âm bị tic trở lên, chẳng hạn như hắng giọng hoặc tạo ra các tiếng ồn khác, cũng cho thấy khả năng xuất hiện rõ ràng của hành vi tic một năm sau đó.

Ngoài ra, những trẻ có điểm cao hơn trong Thang đo Khả năng Phản ứng Xã hội – một bài kiểm tra đánh giá các hành vi trên phổ tự kỷ – cũng có khả năng tiếp tục gặp các vấn đề về tic một năm sau lần đầu tiên trải qua chúng.

“Không trẻ nào trong số những đứa trẻ này mắc chứng tự kỷ, nhưng ở những trẻ có kết quả kém hơn một chút trong bài kiểm tra đó, những trẻ có cái mà chúng tôi gọi là các triệu chứng phụ của chứng tự kỷ, có nhiều khả năng gặp rắc rối với tic một năm sau đó,” Black nói.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một hệ thống khen thưởng để giúp xác định xem liệu những đứa trẻ có thể kiềm chế hành vi tic hay không. Trong một bài tập nghiên cứu, họ thưởng cho các em một đồng xu tượng trưng trị giá vài xu cho mỗi 10 giây chúng có thể đi mà không biểu hiện hành vi tic. Những trẻ kiềm chế hành vi tic của mình một cách hiệu quả nhất để đáp lại phần thưởng sẽ ngày càng ít gặp vấn đề nghiêm trọng hơn ở các lần tái khám sau này.

Black nói: “Tôi nghi ngờ rằng, theo thời gian, những đứa trẻ này có thể cải thiện khả năng kiềm chế hành vi tic, chỉ dựa vào các tín hiệu xã hội”. “Nhưng có lẽ quan trọng hơn, ngay từ đầu – khi chúng chỉ trải qua hành vi tic trong vài tuần hoặc vài tháng – một số trẻ đã có thể kìm chế chúng. Nếu chúng ta có thể phát triển các cách để giúp những đứa trẻ khác có được những kỹ năng đó, chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người có nguy cơ tiếp tục phát triển các chứng rối loạn tic mãn tính như hội chứng Tourette”.

(Nguồn: ScienceDaily)

Có Thể Bạn Quan Tâm