Cách những người mắc bệnh thái nhân cách kiểm soát ‘những thôi thúc đen tối’ của họ

Cách những người mắc bệnh thái nhân cách kiểm soát 'những thôi thúc đen tối' của họ

Kẻ thái nhân cách thường được miêu tả một cách tiêu cực: họ thể hiện hành vi chống đối xã hội, chẳng hạn như cảm xúc nông cạn, sự nhẫn tâm, bốc đồng và thiếu đồng cảm. Chứng thái nhân cách thường dẫn đến “kết cục không tốt” như bị tống giam. Tuy nhiên, những người có các đặc điểm thái nhân cách thường có thể kiểm soát những khuynh hướng này và tránh những tình cảnh bất lợi đó.

Chính xác thì làm thế nào những người có các đặc điểm tâm thần lại có thể chống lại các khuynh hướng chống đối xã hội? Có cơ sở thần kinh nào để giải thích tại sao những người này có thể hoạt động bình thường trong xã hội không? Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia Commonwealth (VCU) và Đại học Kentucky đã sử dụng công nghệ hình ảnh thần kinh để khám phá khả năng những kẻ thái nhân cách “thành công” với cấu trúc thần kinh phát triển hơn để thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh.

Trong một bài báo sắp được xuất bản trong một ấn bản của tạp chí Khoa học thần kinh nhân cách, Tiến sĩ Samuel West và Nathan DeWall cùng các nhóm nghiên cứu của họ đã tiến hành hai nghiên cứu MRI về những cá nhân mắc chứng thái nhân cách “thành công”. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia có mật độ chất xám lớn hơn ở bùng bụng hai bên vỏ não rước trán (VLPFC), một khu vực não liên quan đến quá trình tự điều chỉnh, bao gồm cả việc giảm bớt những cảm xúc nguyên thủy vàn cảm xúc phản ứng như sợ hãi hoặc tức giận.

Emily Lasko, một nghiên cứu sinh tại Khoa Tâm lý VCU, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng vùng này có mật độ dày đặc hơn ở những người có các đặc điểm thái nhân cách cao hơn nhất định, cho thấy những người này có thể có khả năng tự kiểm soát tốt hơn. “Điều này rất quan trọng vì nó là một trong những bằng chứng đầu tiên chỉ cho chúng ta một cơ chế sinh học có khả năng giải thích cách một số người mắc chứng thái nhân cách có thể ‘thành công’ trong khi những người khác thì không.”

Trong nghiên cứu đầu tiên, 80 người trưởng thành khỏe mạnh có mối quan hệ lâu dài được chụp MRI não. Sau đó, họ hoàn thành các bảng câu hỏi để đánh giá các đặc điểm thái nhân cách của mình, bao gồm chứng thái nhân cách (ví dụ: “đúng là tôi có thể xấu tính với người khác”), tính ái kỷ (ví dụ: “Tôi thích làm quen với những người quan trọng”) và xu hướng Machiavelli (ví dụ: “thật thiếu khôn ngoan khi nói ra những bí mật của bạn”).

Trong nghiên cứu thứ hai, được thực hiện tại Trung tâm Quang phổ và Hình ảnh Cộng hưởng Từ của Đại học Kentucky, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 64 sinh viên đại học và sàng lọc họ về các đặc điểm thái nhân cách bằng một công cụ đánh giá chuyên biệt. Những người tham gia được hỏi về cả chứng thái nhân cách chính (ví dụ: “Tôi thích thao túng cảm xúc của người khác”) và chứng thái nhân cách thứ cấp (ví dụ: “Tôi nhanh chóng mất hứng thú với công việc mà tôi bắt đầu”).

Trong cả hai nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mật độ chất xám ở VLPFC – “trung tâm tự điều chỉnh” – có liên quan tích cực đến các đặc điểm thái nhân cách. Điều này có nghĩa là VLPFC có thể được tăng cường ở những người có khuynh hướng thái nhân cách. Các tác giả suy đoán rằng những kẻ thái nhân cách “thành công” có thể phát triển các cơ chế bù đắp cho các khuynh hướng chống đối xã hội, cho phép những cá nhân này vượt qua sự hung hăng và thôi thúc làm hại người khác.

Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 1% dân số nói chung, và từ 15% đến 25% những người bị giam giữ, đáp ứng các tiêu chuẩn lâm sàng về bệnh thái nhân cách.

Mặc dù những phát hiện này là sơ bộ và vẫn cần được lặp lại, Lasko nói rằng: “[các nhà khoa học] tin rằng điều quan trọng là phải hiểu được những ‘lợi thế’ tiềm năng này, bởi vì nếu chúng ta có thể xác định các chỉ dấu sinh học của bệnh thái nhân cách, và quan trọng là các yếu tố có giá trị cung cấp thông tin trong việc xác định nguy cơ về hành vi bạo lực tiềm tàng và khả năng cải tạo của một cá nhân, chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn để phát triển các chiến lược can thiệp và điều trị hiệu quả”.

Lưu ý: Việc tự chẩn đoán bản thân và người khác với một hoặc một số rối loạn tâm thần có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các bạn nhìn nhận bản thân và các mối quan hệ. Một hành vi, cảm xúc hoặc suy nghĩ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý lâm sàng mới có thể chẩn đoán chính xác các rối loạn tâm thần.

(Nguồn: Labroots)

Có Thể Bạn Quan Tâm