Rối loạn tính cách: Một chỉ dẫn về 10 rối loạn tâm thần khác nhau  

Rối loạn tính cách: Một chỉ dẫn về 10 rối loạn tâm thần khác nhau

Những người gặp khó khăn trong việc xử lý những căng thẳng hàng ngày và khó giao tiếp với người khác có thể mắc chứng rối loạn tính cách.

Rối loạn tính cách được Sổ tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM) phân loại là các bệnh tâm thần và xác định rõ ràng chúng. Khó đối phó với căng thẳng bình thường và khó hình thành mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể là dấu hiệu của rối loạn tính cách. Những người đấu tranh với chứng rối loạn tính cách thường không thích các hoạt động xã hội và có thể không coi bản thân là người góp phần gây ra các vấn đề của họ. Mặc dù mỗi loại đều có những đặc điểm nổi bật riêng, nhưng các rối loạn nhân cách cũng có một số đặc điểm chung.

Scott Krakower, DO, trợ lý trưởng, khoa tâm thần học tại Bệnh viện Zucker Hillside ở Glen Oaks, New York cho biết: “Tất cả các rối loạn tính cách đều liên quan đến một kiểu hành vi lệch với mong đợi trong nền văn hóa của một người”. “Có thể có sự sai lệch trong nhận thức của một người, những thay đổi về ảnh hưởng của họ, hoặc khó khăn khi tương tác với những người khác và có thể là các vấn đề về kiểm soát xung động”.

Theo Mental Health America, rối loạn tính cách được chia thành ba loại khác nhau:

  • Nhóm A: Hành vi kỳ quặc hoặc lập dị;
  • Nhóm B: Hành vi gây ấn tượng, cảm xúc hoặc kịch tính;
  • Nhóm C: Hành vi lo lắng sợ hãi.

Trong khi rối loạn tính cách có thể đáp ứng với điều trị, thách thức nằm ở việc làm cho cá nhân bị rối loạn tính cách thừa nhận rằng mình có vấn đề và sau đó đồng ý điều trị. Tiến sĩ Krakower nói: “Nhiều người bị rối loạn tính cách có thể được hưởng lợi từ liệu pháp cá nhân”. “Nhưng họ có thể chọn không đi điều trị hoặc họ có thể chỉ đi sau khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong một tình huống khủng hoảng”.

Shawna Newman, bác sĩ, nhà tâm thần người lớn, trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Lenox Hill ở Thành phố New York, giải thích: Những người bị rối loạn tính cách dễ bị các chẩn đoán mắc các bệnh đi kèm như rối loạn lạm dụng chất kích thích, lo âu và trầm cảm. Cô nói: “Mọi người thực sự rất khổ sở khi họ mắc chứng rối loạn tính cách”. “Và mặc dù tình trạng của họ có thể được quản lý hoặc kiểm soát bằng cách điều trị, nhưng dù ở viễn cảnh lạc quan nhất, việc loại bỏ chứng rối loạn tính cách có thể rất khó và có thể không thực hiện được”. Newman giải thích rằng các biện pháp can thiệp tâm lý xã hội thường được khuyến khích cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách, nhưng không có loại thuốc nào được FDA chấp thuận để điều trị những chứng rối loạn này.

Mặc dù bạn có nguy cơ phát triển chứng rối loạn tính cách ở mức độ trung bình nếu những người khác trong gia đình bạn mắc chứng rối loạn này, nó không phải là điều đương nhiên. John M. Oldham, bác sĩ, quyền Giám đốc của Menninger Clinic và Giáo sư danh dự tại Khoa Menninger Tâm thần và Hành vi tại Đại học Y Baylor ở Texas cho biết: “Tình trạng bệnh có thể xảy ra do yếu tố di truyền cũng giống như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim”. “Nhưng ngay cả khi bạn có các yếu tố nguy cơ, chứng rối loạn tính cách có thể phát triển chỉ khi bạn không có sự ổn định trong những năm đầu đời của mình nếu có sự mất kết nối hoặc trật bánh trong quá trình gắn bó suốt giai đoạn phát triển của bạn.”

Tiến sĩ Oldham nói rằng những người mắc chứng rối loạn tính cách sẽ không cảm thấy dễ chịu khi ở cạnh những người khác. Ông nói: “Có rất nhiều sự kỳ thị, điều này cũng đúng với hầu hết mọi chứng rối loạn tâm thần”. “Tuy nhiên, chúng tôi đang trở nên tốt hơn một chút khi nhận ra rằng đây đều là những căn bệnh”.

Dưới đây là tổng quan về một số trong số 10 rối loạn tính cách được liệt kê trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê mới nhất về Rối loạn Tâm thần.

1. Theo DSM, rối loạn tính cách ranh giới được định nghĩa bởi “một mô hình bất ổn trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, hình ảnh bản thân, những ảnh hưởng, và sự bốc đồng rõ rệt”. Tiến sĩ Krakower nói rằng những cá nhân này không chỉ thiếu ý thức vững chắc về nhân dạng mà còn gặp khó khăn trong việc hình thành và giữ các mối quan hệ. Tuy nhiên, họ có thể được hưởng lợi từ một số loại liệu pháp như liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). DBT là một phương pháp điều trị nhận thức – hành vi kết hợp liệu pháp tâm lý cá nhân với các lớp đào tạo kỹ năng nhóm để giúp các cá nhân học các kỹ năng và chiến lược mới, giúp quản lý cảm xúc và giảm xung đột trong cuộc sống của họ.

Tiến sĩ Oldham nói: Thuốc có thể giúp người bệnh bình tĩnh lại, nhưng nó không hiệu quả bằng liệu pháp tâm lý. Ông nói: “Nếu những người mắc chứng rối loạn tính cách tìm được nhà trị liệu phù hợp và họ gắn bó với việc trị liệu, thì rất có thể họ sẽ khỏi bệnh”.

Tiến sĩ Oldham nói rằng những người bị rối loạn tính cách ranh giới rất lo lắng rằng mọi người không thích họ. “Họ có thể tưởng tượng điều này một cách sống động đến mức có thể bắt đầu tranh luận với một người khi người đó thậm chí còn không nghĩ đến họ,” anh nói. “Các mối quan hệ trở nên khó khăn vì họ quá bất an”. Những người bị rối loạn nhân cách ranh giới có xu hướng đối lập và chống đối xã hội, họ có thể tự gây thương tích bằng cách tự cắt hoặc làm bỏng.

2. Rối loạn tính cách hoang tưởng: Cá nhân mắc chứng rối loạn này có biểu hiện không tin tưởng vào người khác, thường bắt đầu vào giai đoạn đầu trưởng thành, Tiến sĩ Krakower nói. “Ngoài việc thường xuyên nghi ngờ người khác, người bệnh còn đọc những ý nghĩa ẩn giấu thành những nhận xét ôn hoà,” ông giải thích. “Người bệnh có thể nghi ngờ rằng người khác đang lừa dối họ”. DSM định nghĩa chứng rối loạn này là “một dạng của sự thiếu tin tưởng và nghi ngờ đến mức hành động của người khác được hiểu là hiểm ác”.

Tiến sĩ Newman cho biết cá nhân mắc chứng rối loạn tính cách hoang tưởng có sự “nghi ngờ không có cơ sở khách quan hoặc đầy đủ”. “Cá nhân có thể đọc những ý nghĩa tiêu cực thành những nhận xét rất ngây thơ. Họ cảm thấy rất nhiều lời xúc phạm không chủ ý và có thể rất không khoan nhượng”.

3. Rối loạn tính cách phân liệt:

Rối loạn này là “một mô hình tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội và một phạm vi biểu hiện cảm xúc bị hạn chế,” DSM cho biết. Tiến sĩ Krakower nói: “Người bệnh có thể là một người cô độc hơn và chọn các hoạt động đơn độc”. Mặc dù một người bị rối loạn tính cách phân liệt có thể được hưởng lợi từ các nhóm kỹ năng xã hội, nhưng thật không may, những người này có thể chọn không tìm cách điều trị.

4. Tiến sĩ Krakower cho biết chứng rối loạn tính cách phân liệt có đặc trưng là kiểu người gặp khó khăn trong các mối quan hệ, kèm theo đó là những sai lệch về nhận thức và tri giác cũng như những hành vi lập dị. “Cá nhân có thể mê tín và có niềm tin ma thuật hoặc những ý tưởng kỳ lạ và bất thường”, ông giải thích. Trong chứng rối loạn này, mặc dù người đó có thể được hưởng lợi từ các nhóm kỹ năng xã hội, nhưng họ thường chọn không tìm cách điều trị. Tiến sĩ Newman nói, những người mắc chứng rối loạn này rất mê tín, về cơ bản họ bị rối loạn chức năng. “Họ có thể có những niềm tin kỳ quặc ảnh hưởng đến hành vi của họ, chẳng hạn như ý tưởng về khả năng thấu thị hoặc thần giao cách cảm, và những người mắc chứng rối loạn tính cách này thường có những suy nghĩ rất kỳ quái,” cô nói. Các cá nhân có xu hướng lo lắng xã hội quá mức với tất cả mọi người, ngoại trừ những người thân cận nhất, cô nói.

5. Rối loạn tính cách chống xã hội: Rối loạn này kéo theo một kiểu hành vi có đặc trung là coi thường và xâm phạm quyền của người khác. Tiến sĩ Krakower nói rằng những cá nhân này thường không tuân thủ các chuẩn mực xã hội, có thể dẫn đến việc liên tục bị bắt giữ và có hành vi phạm tội. “Những cá nhân này rốt cuộc có thể phải ngồi tù”, ông nói thêm. Nam giới có hành vi chống đối xã hội có xu hướng vi phạm pháp luật, coi thường các quy tắc ứng xử, thao túng và liều lĩnh”, Tiến sĩ Oldham nói. Ông nói: “Họ không tỏ ra hối hận vì những việc họ làm, và họ không phù hợp với các chuẩn mực xã hội”. “Không có phương pháp điều trị tốt cho chứng rối loạn tính cách chống đối xã hội và bạn nên bắt đầu ngay từ khi còn sớm để cố gắng ngăn chặn chứng rối loạn này vì khi đã mắc chứng rối loạn tính cách thì rất khó để sửa chữa”.

6. Với chứng rối loạn tính cách kịch tính, người bệnh thể hiện một kiểu hành vi tìm kiếm sự chú ý, có thể dẫn đến cảm giác kịch tính hóa cao độ và các hành vi khiêu khích hoặc tình dục không phù hợp, Tiến sĩ Krakower nói. Đôi khi, cá nhân này cũng bị rối loạn tính cách ranh giới. Người bệnh có thể được hưởng lợi từ một hình thức trị liệu được gọi là DBT.

7. Rối loạn tính cách tự ái liên quan đến một kiểu hành vi phô trương với cảm giác phóng đại bản thân, Tiến sĩ Krakower nói. Ông nói: “Những người này bận tâm đến những hình ảnh phi thực tế về quyền lực, thành công và có thể thường thấy những người khác kém hơn họ”.

Tiến sĩ Oldham nói: “Người đó có xu hướng tin rằng mình là người đặc biệt và độc đáo, đồng thời đòi hỏi sự ngưỡng mộ quá mức từ người khác”. Ông nói: “Những người này không giỏi đồng cảm lắm”. “Họ cũng không quan tâm đến việc cố gắng hiểu cảm giác của người khác”. Một người mắc chứng rối loạn tính cách ái kỷ có thể đồng thời mắc chứng rối loạn tính cách ranh giới và có thể hưởng lợi từ liệu pháp cá nhân, nhưng thật không may, người đó thường từ chối điều trị, ông nói.

8. Rối loạn tính cách né tránh liên quan đến một kiểu hành vi có sự ức chế xã hội cao độ, thường đi kèm với nỗi sợ hãi bị người khác từ chối, Tiến sĩ Krakower cho biết. Theo DSM, người đó có thể có cảm giác không thoả đáng và quá nhạy cảm với đánh giá tiêu cực. Tiến sĩ Oldham nói: “Với chứng rối loạn này, mọi người có thể thậm chí không nhận ra rằng người đó mắc chứng rối loạn tính cách”. “Những người mà họ sống cùng và gần gũi sẽ nhận thức được điều đó”. Ông nói, liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị chính.

9. Một người mắc chứng rối loạn tính cách phụ thuộc biểu hiện một kiểu hành vi có đặc trưng là yêu sách hoặc đeo bám quá mức, kèm theo nỗi sợ hãi về sự xa cách, Tiến sĩ Krakower cho biết.

10. Một người mắc chứng rối loạn tính cách không linh hoạt (ám ảnh cưỡng chế) có kiểu hành vi quá tuân theo trật tự và sự hoàn hảo, người bệnh thường không linh hoạt và cứng nhắc, Tiến sĩ Krakower giải thích. Người mắc chứng rối loạn này cảm thấy khó khăn khi loại bỏ các đồ vật, ngay cả khi chúng có giá trị cảm xúc nhỏ, ông nói.

(Nguồn: PSYCOM)

Có Thể Bạn Quan Tâm