Làm thế nào để phát hiện ra một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ?

Làm thế nào để phát hiện ra một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ?

Một kẻ ái kỷ dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có giống một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ hay không?

Thuật ngữ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ đôi khi được sử dụng để mô tả một người nào đó thao túng và làm hại người khác để có được những thứ họ muốn. Một người có hành vi như vậy cũng có thể được gọi là người ái kỷ dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc ái kỷ dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội độc ác.

Hầu hết mọi người đều cho rằng những người khác cũng có quy tắc đạo đức giống mình. Chúng ta cho rằng những người khác đồng ý rằng việc nói dối, ăn cắp và thao túng người khác vì lợi ích của bản thân là sai.

Nó có thể là một cú sốc khi bạn tình cờ thấy một người phá vỡ nhận thức đó. Trong một số trường hợp, người này có thể là một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ – một người có sự kết hợp độc đáo của các đặc điểm khiến họ tạo ra sự hủy hoại trong đời sống cá nhân và nghề nghiệp của họ.

Làm thế nào để xác định một kẻ ái kỷ độc ác

Mặc dù không có chẩn đoán chính thức về “rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ”, Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5) công nhận hai rối loạn có thể xuất hiện để hình thành nhóm đặc điểm này: rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) và rối loạn nhân cách chống đối xã hội (APD). Những người có các khía cạnh của cả hai rối loạn nhân cách này có thể được coi là rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ.

Những người này không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định. Một số người có thể cho thấy những đặc điểm của một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ. Nhưng chỉ khi những hành vi này trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cuộc sống của những người xung quanh thì người đó mới có khả năng bị coi là mắc chứng rối loạn nhân cách.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ

Để kết luận rằng một người là một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ (ái kỷ dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội), họ phải được chẩn đoán với các khía cạnh của cả rối loạn nhân cách ái kỷ và rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Hai rối loạn nhân cách này đều là một phần của Nhóm B trong DSM-5.

Rối loạn nhân cách là gì?

Rối loạn nhân cách thường đề cập đến suy nghĩ không lành mạnh và cứng nhắc, và các kiểu hành vi làm giảm chức năng xã hội, công việc và trường học. Hầu hết những người bị rối loạn nhân cách không nhận ra họ có vấn đề và đổ lỗi cho người khác về những vấn đề mà họ tự tạo ra.

Tiêu chí DSM-5 đối với Rối loạn Nhân cách Ái kỷ

Theo DSM-5, rối loạn nhân cách ái kỷ là “một dạng phổ biến của cái tôi vĩ đại (trong tưởng tượng hoặc hành vi), cần được ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm, bắt đầu từ thời điểm mới trưởng thành và hiện diện trong nhiều bối cảnh khác nhau”, theo DSM-5.

Năm hoặc nhiều hơn các tiêu chí DSM-5 sau đây cần phải có để chẩn đoán chính thức.

  • Ý thức quá lớn về tầm quan trọng của bản thân (tức là phóng đại thành tích và khả năng của họ)
  • Có mối bận tâm với ý tưởng đạt được thành công, quyền lực, tình yêu và sự hấp dẫn về thể chất
  • Niềm tin rằng họ có địa vị đặc biệt hoặc cao và chỉ những người tương tự mới có thể hiểu được hoặc chỉ nên liên kết với những người (hoặc tổ chức) đó
  • Cần được ngưỡng mộ quá mức cần thiết
  • Cảm giác bản thân có đặc quyền và kỳ vọng rằng những người khác sẽ tuân thủ hoặc đối xử ưu ái với họ
  • Lạm dụng người khác vì lợi ích cá nhân
  • Thiếu sự đồng cảm với người khác
  • Ghen tị với người khác hoặc tin rằng người khác ghen tị với họ
  • Hành vi và thái độ kiêu ngạo

Những người mắc chứng rối loạn này có thể độc chiếm các cuộc trò chuyện và coi thường những người mà họ cảm thấy thua kém họ. Họ sẽ lợi dụng người khác để đạt được thứ họ muốn, bất kể làm tổn thương ai trên đường đi.

Những người bị NPD sống với nhiều kết quả tiêu cực do chứng rối loạn nhân cách của họ. Họ có thể gặp khó khăn khi xử lý những lời chỉ trích, căng thẳng và thay đổi, và dễ trở nên thiếu kiên nhẫn hoặc tức giận nếu họ không nghĩ rằng mình đang được đối xử đúng đắn. Họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình, dễ cảm thấy bị coi thường và có thể gặp các vấn đề trong mối quan hệ.

Những người bị NPD có thể trở nên trầm cảm nếu họ không đạt được những gì họ cảm thấy là lý tưởng. Họ có thể thầm cảm thấy không an toàn, dễ bị tổn thương, bị sỉ nhục và có lòng tự trọng mong manh.

Tiêu chí DSM-5 đối với Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội

Theo DSM-5, chứng rối loạn nhân cách chống xã hội là “một kiểu coi thường và vi phạm các quyền của người khác phổ biến”. Một cá nhân phải thể hiện ít nhất ba trong số các tiêu chí chẩn đoán sau:

  • Liên tục không tuân theo các chuẩn mực xã hội dẫn đến có căn cứ để bị bắt giữ
  • Thực hiện các hành động gian dối như nói dối, sử dụng bí danh và không trả nợ
  • Bốc đồng và thiếu kế hoạch trước
  • Sự cáu kỉnh và hung hăng dẫn đến sự thay đổi về thể chất
  • Thiếu quan tâm đến sự an toàn của người khác
  • Có thói quen thiếu trách nhiệm dẫn đến không thể duy trì việc làm, không thể hoàn thành việc học hoặc giữ các cam kết tài chính
  • Không hối hận về việc làm tổn thương người khác

Để được chẩn đoán mắc APD, cá nhân đó phải từ 18 tuổi trở lên và có bằng chứng về rối loạn hành vi trước 15 tuổi.

Nguyên nhân của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ

Vậy nguyên nhân nào khiến một người trở thành một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ? Mặc dù chúng ta không biết nguyên nhân chính xác của NPD hoặc APD, nhưng môi trường, di truyền và sinh học thần kinh có lẽ đều đóng một vai trò nào đó.

Những rối loạn này cũng có xu hướng phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và bắt đầu ở tuổi thiếu niên/đầu tuổi trưởng thành.

Một số khía cạnh trong quá trình giáo dục của họ, môi trường ban đầu, hoặc thậm chí các yếu tố gây căng thẳng sau này, kết hợp với khuynh hướng di truyền hoặc sinh học, dẫn đến rối loạn.

Nhận diện một người rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ

Để một người nào đó bị phân loại thuộc trường hợp này, họ cần phải đưa ra một số tiêu chí chẩn đoán cho cả NPD và APD. Tính ái kỷ gia tăng cùng với các đặc điểm của APD (hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội) để làm kết quả tệ hơn.

Một số dấu hiệu cho thấy một người có thể là một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ, bao gồm:

  • Thèm khát quyền lực: Những người mắc APD và NPD thích ở vị trí quyền lực nơi họ có thể kiểm soát người khác.
  • Giỏi thao túng: Những người mắc chứng rối loạn nhân cách này sẽ lợi dụng người khác. Họ khinh thường mọi người và cho rằng việc bóc lột và loại bỏ người khác bằng bất cứ cách nào để giúp họ vượt lên là điều hoàn toàn bình thường.
  • Không đồng cảm: Những rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ thiếu sự đồng cảm với cảm xúc hoặc nỗi khổ của người khác. Vì vậy, họ thấy không có vấn đề gì khi làm tổn thương người khác mà không hối hận hay cảm thấy tội lỗi.
  • Tìm kiếm sự chú ý: Họ không ngừng tìm kiếm tình yêu, sự chú ý và sự ngưỡng mộ từ người khác. Tính ái kỷ của họ dẫn đến cảm giác tự coi trọng bản thân được thổi phồng lên. Một người ái kỷ dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội lạnh lùng và nhẫn tâm nhưng cũng sẽ tìm kiếm sự ngưỡng mộ của người khác (và sẽ tin rằng họ xứng đáng với điều đó).
  • Lạm dụng: Ngoài việc lạm dụng mọi người vì mục đích ích kỷ của họ, một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ sẽ đáp lại bằng thái độ thù địch và hung hăng bất cứ khi nào tầm quan trọng quá mức của họ bị đe dọa hoặc nghi vấn.

Trong khi những người theo rối loạn nhân cách chống đối xã hội không nghĩ về người khác trừ khi những người này có thể mang lại lợi ích cho họ theo một cách nào đó, những người ái kỷ chỉ nghĩ về những người khác theo cách họ đáp lại người ái kỷ.

Khi bạn đặt hai phẩm chất này lại với nhau, kết quả ta có một người đang tìm kiếm quyền lực và quyền kiểm soát, người sử dụng tình yêu và sự ngưỡng mộ của người khác như một công cụ để thống trị và thao túng, và người đó nghĩ rằng đó là quyền của họ và họ có lý do chính đáng. Sẽ không có cảm giác tội lỗi, không xin lỗi và không hối hận từ kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ.

Ngay cả khi những hành vi này gây ra vấn đề đáng kể cho người này, họ có thể cảm thấy rất khó để dừng các hành vi có vấn đề. Rốt cuộc, tất cả chỉ là một trò chơi và con người là những con tốt. Khi kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ cảm thấy mệt mỏi với những người đó, hoặc họ không còn đóng vai trò hữu ích, chúng sẽ gạt họ sang một bên.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ nguyên mẫu

Một người rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ nguyên mẫu sẽ giống như thế nào? Mặc dù có sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chúng tôi có thể bắt đầu tập hợp một bức tranh giúp bạn xác định những người này trong cuộc sống thực.

Rất có thể, bạn đã gặp những kiểu người này trong các bản tin. Một nghiên cứu cho rằng khoảng 35% dân số trong tù mắc APD, so với 0,2% đến 3,3% dân số nói chung. Hoặc bạn có thể thấy những cá nhân này thăng tiến trong công ty (dẫm lên mọi người trong quá trình thăng tiếng) hoặc nắm giữ các vị trí quyền lực trong chính phủ. Một chủ doanh nghiệp mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ có thể vỡ nợ hoặc trình bày sai những gì công ty đang bán.

Phần đáng sợ nhất là những người mắc chứng rối loạn này rất khó phát hiện ra. Họ có thể là người bóng bẩy, ăn mặc đẹp, thành đạt và quyến rũ. Họ có thể tham gia vào các hoạt động hoặc mục đích từ thiện, không phải vì họ quan tâm, mà vì điều đó khiến họ trông đẹp đẽ. Đặc biệt, trường hợp những người mắc chứng rối loạn này là những người có tiền và đặc quyền thì có thể đặc biệt khó phát hiện.

Một số sẽ gây hấn về mặt thể chất trong khi những người khác có thể gây hại ở cấp độ tình cảm. Bất kể tác hại mà họ gây ra, những người này tin rằng họ được miễn trừ khỏi quy tắc đạo đức mà mọi người khác tuân theo, đó là điều khiến họ trở nên nguy hiểm.

Các điểm tương đồng của người ái kỷ và người rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Cả người ái kỷ và rối loạn nhân cách chống đối xã hội đều có thể lôi cuốn và quyến rũ, không đáng tin cậy, thích kiểm soát, ích kỷ và không trung thực. Cả hai đều cảm thấy có đặc quyền và phủ nhận trách nhiệm về hành động của mình. Họ thường thiếu sự đồng cảm, phản ứng cảm xúc và cái nhìn sâu sắc về chứng rối loạn nhân cách của họ.

Các điểm khác biệt giữa người ái kỷ và người rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Động lực đằng sau hai rối loạn khác nhau. Cái tôi của người ái kỷ luôn bị đe dọa, và điều này thúc đẩy nhiều hành vi của họ.

Mặt khác, những rối loạn nhân cách chống đối xã hội luôn bị thúc đẩy bởi quyền lợi riêng của họ và chấp nhận bất cứ điều gì giúp họ vượt lên trong thời điểm đó. Những kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội giống như những kẻ lừa đảo cổ điển, trong khi những kẻ ái kỷ giống những đứa trẻ bị tổn thương khi đả kích và giả mạo sự vượt trội để che giấu nỗi đau nội tâm.

Những kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội kinh điển không cố gắng gây ấn tượng với bạn để xây dựng cái tôi của riêng họ; thay vào đó, họ sẽ chỉ cố gắng gây ấn tượng với bạn nếu nó phục vụ một mục đích trong kế hoạch lớn hơn của họ. Họ ít khoe khoang hơn những người ái kỷ. Thay vào đó, người rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nhiều khả năng dành những lời khen cho bạn hơn và tập trung cuộc trò chuyện xung quanh bạn để khiến bạn thích họ (và làm những gì họ muốn).

Những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường tính toán hơn trong khi những người ái kỷ lại thiên về hoạt động hơn. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội thậm chí có thể xin lỗi hoặc hạ mình nếu nó phục vụ một số mục đích lớn hơn trong trò chơi mà họ đang chơi.

Điều trị cho người mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ

Những người ái kỷ thường không tự tìm cách điều trị trừ khi họ đang trải qua cực kỳ căng thẳng hoặc trầm cảm, các vấn đề lạm dụng chất kích thích, hoặc bạn đời của họ kiên quyết yêu cầu. Những người bị APD (rối loạn nhân cách chống đối xã hội) có thể được đưa vào trị liệu theo lệnh của tòa án nhưng không có khả năng tự tìm đến phương pháp điều trị vì họ không tin rằng mình có vấn đề.

Trị liệu cho NPD thường tập trung vào các kỹ thuật để tạo điều kiện cho cảm giác tự tôn bền bỉ hơn. Tuy nhiên, họ có thể khó đi xuyên suốt quá trình điều trị vì họ thường coi toàn bộ quá trình là xúc phạm đến lòng tự trọng của họ.

Đồng thời, những người bị NPD phụ thuộc vào người khác và ít có khả năng rời bỏ các mối quan hệ hơn những người bị APD. Họ thường có gia đình và con cái và có thể thay đổi được nếu nhà trị liệu có thể tạo ra sự cân bằng phù hợp.

Tóm lại

Một người ái kỷ không mắc APD có thể có một chút khả năng cảm thấy tội lỗi hoặc hối hận và có thể được giúp đỡ bằng liệu pháp tâm lý thích hợp. Tuy nhiên, một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ khó có khả năng cảm nhận được những cảm xúc đó hoặc được giúp đỡ một cách thực sự thông qua liệu pháp tâm lý. Trị liệu là một trò chơi để thao túng, và nhà trị liệu là một con tốt.

Đối phó với một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ

Làm thế nào để bạn biết bạn đã gặp một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ hoặc liệu có một người mắc chứng bệnh như vậy trong cuộc sống của bạn hay không? Người đó có:

  • Thường xuyên làm cho bạn cảm thấy như bạn là vấn đề, chứ không phải họ?
  • Trừng phạt bạn bằng lời chỉ trích hoặc im lặng?
  • Có vẻ như để bạn phải chịu trách nhiệm về lỗi hoặc sự xúc phạm của họ?
  • Khiến bạn cảm thấy đặc biệt và toàn tâm chú ý đến bạn nhưng sau đó lại rút lui không vì lý do gì?
  • Ám ảnh về ngoại hình của họ và cần những lời khen ngợi?

Thật không may, những kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ rất giỏi trong việc tìm đúng người để thao túng. Họ có thể nhìn thấy khi ai đó đang tin tưởng mình. Họ biết những người tốt sẽ bào chữa cho hành vi xấu của họ bởi vì họ không muốn nhìn thấy bản chất thực của nó.

Tuy nhiên, nếu linh cảm của bạn đang gửi tín hiệu cho bạn và bạn đang gạt bỏ đi những cảm giác tức giận, không tin tưởng và sợ hãi, thì có lẽ là có lý do chính đáng. Điều này được gọi là “sự bất hòa về nhận thức.” Bạn muốn tin rằng người mà bạn biết cũng tốt như vẻ bề ngoài của họ, mặc dù bạn biết rằng tất cả dường như quá tốt để trở thành sự thật.

Bước đầu tiên để đối phó với người này là ngừng giải thích lại sự thật. Đừng đưa cho một kẻ mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ lợi ích của sự nghi ngờ.

Bạn là một người tốt, đáng tin cậy và muốn nhìn thấy điều tốt ở người khác — đó là điều dễ hiểu. Điều này có thể khiến bạn khó nhìn nhận thấu đáo. Bạn cũng có thể ở trong một vị trí xã hội hoặc tài chính bất lợi làm suy giảm khả năng chống trả của bạn.

Nếu đó là mối quan hệ lạm dụng, bạn phải tìm cách rời xa. Nếu không có sự lạm dụng, bạn có thể thiết lập ranh giới, xây dựng tính quyết đoán của mình và đặt giới hạn, nhưng bạn không thể thay đổi người kia. Quyết định ở lại hay đi không phải là một quyết định dễ dàng.

Hãy giành lấy sự thấu hiểu và sự giúp đỡ từ những người khác và đối mặt với tình huống bằng nhiều suy nghĩ logic và hợp lý nhất có thể. Đánh nhau hoặc tranh cãi với kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ sẽ không giúp ích được gì và chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn hoặc người thân là nạn nhân của bạo lực gia đình, hãy liên hệ với Đường dây nóng Quốc gia về Bạo lực Gia đình theo số 1-800-799-7233 để được hỗ trợ bí mật từ những người biện hộ đã được đào tạo.

Để biết thêm các nguồn thông tin về sức khỏe tâm thần, hãy xem Cơ sở dữ liệu về đường dây trợ giúp quốc gia của chúng tôi.

Đôi lời từ Verywell

Nếu bạn biết ai đó phù hợp với các tiêu chí của một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội dạng ái kỷ, thì điều quan trọng là phải nhận ra rằng người đó không có khả năng thay đổi hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ. Lựa chọn tốt nhất của bạn là trang bị kiến thức cho bản thân, đặt ra ranh giới chặt chẽ và tạo khoảng cách với người đó càng nhiều càng tốt. Nếu bạn nhận thấy mình đang có mối quan hệ lạm dụng với người có những đặc điểm này, điều quan trọng là phải tìm cách rời đi an toàn.

(Nguồn: verywell mind)

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục