16 Dấu Hiệu Bạn Đang Làm Việc Với Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội (và Cách Bảo Vệ Bản Thân)

16 Dấu Hiệu Bạn Đang Làm Việc Với Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội (và Cách Bảo Vệ Bản Thân)

Mặc dù nhiều người cho rằng những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội giống với những kẻ giết người hàng loạt, nhưng hành vi của bệnh nhân mắc chứng bệnh này hoàn toàn không chỉ dừng lại ở các tội phạm. Mặc dù tất cả những kẻ giết người hàng loạt đều rối loạn nhân cách chống đối xã, nhưng không phải tất cả người rối loạn nhân cách chống đối xã đều là những kẻ giết người hàng loạt. Họ thao túng tâm lý bạn, thường gây ra tổn thương về mặt tinh thần, thiếu tự tin và đau khổ nói chung. Họ là những người mà bạn gặp hàng ngày, như đồng nghiệp, hàng xóm và đôi khi là những người thân thiết.

Các nhà nghiên cứu tin rằng cứ 25 người Mỹ thì có 1 người phù hợp với các tiêu chí về bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Bạn gần như chắc chắn sẽ tiếp xúc với những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong cuộc sống của bạn.

Tiến sĩ Hervey Cleckley là nhà nghiên cứu đầu tiên đặt tên cho khái niệm thái nhân cách vào năm 1941. (Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường sử dụng thuật ngữ rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn nhân cách thay thế cho nhau.) Dưới đây là 16 đặc điểm về một người rối loạn nhân cách. Những dấu hiệu này có thể áp dụng cho người mà bạn biết không?

  1. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội bề ngoài rất quyến rũ và thông minh.
  2. Họ lạnh lùng lý trí.
  3. Họ hiếm khi lo lắng quá mức. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội không sợ rủi ro.
  4. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội không đáng tin cậy.
  5. Họ thường nói dối hoặc nói những điều không chân thành.
  6. Họ không bao giờ cảm thấy hối hận hay xấu hổ.
  7. Hành vi của họ có xu hướng chống đối xã hội mà không có lý do chính đáng.
  8. Họ phán đoán kém và không rút kinh nghiệm, vì họ tin rằng mình thông minh hơn mọi người.
  9. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội là những kẻ ích kỷ bệnh lý, và không có khả năng yêu thương.
  10. Họ thường thiếu khả năng bày tỏ cảm xúc một cách chân thành. Nhìn chung là họ vô cảm.
  11. Họ thiếu cái nhìn sâu sắc và không chiêm nghiệm bản thân.
  12. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường giả bộ nhiệt tình với xã hội để tránh bị “phát hiện”.
  13. Họ có thể là ánh sáng của bữa tiệc.
  14. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể giả vờ đe dọa tự sát.
  15. Đời sống tình dục của họ vô vị, tầm thường hoặc kém hòa nhập.
  16. Họ thường không tuân theo kế hoạch cuộc sống.

Cách tránh bẫy người rối loạn nhân cách chống đối xã hội:

Trong cuốn sách The Sociopath Next Door, nhà tâm lý học lâm sàng và Tiến sĩ Martha Stout, cựu thành viên Harvard , đưa ra một lộ trình tuyệt vời để hình thành khái niệm, hiểu biết và tránh người rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Đây là danh sách rút gọn:

  1. Chấp nhận rằng một số người không có lương tâm. Và họ trông không giống một kẻ giết người hàng loạt; họ giống như chúng ta.
  2. Luôn lắng tin vào trực giác của bạn và ưu tiên những gì nó mách bảo. Stout khuyến cáo,”Trong một cuộc cạnh tranh giữa bản năng của bạn và những gì được ngụ ý bởi vai trò mà một người đảm nhận – nhà giáo dục, bác sĩ, nhà lãnh đạo, người yêu động vật, cảnh sát, nhà nhân văn, cha mẹ – hãy đi theo bản năng của bạn”.
  3. Thực hành “Quy tắc ba điều”.  Vi phạm quá ba lần, họ sẽ bị loại. Một lần nói dối, một lần thất hứa, một lần bỏ bê trách nhiệm – đó có thể là một sự hiểu lầm. Hai: có thể là một sai lầm nghiêm trọng. Ba: bây giờ bạn đang gặp phải một kẻ nói dối, và một kẻ dối trá không có lương tâm. Bạn nên dừng ngay việc lãng phí thời gian, công sức với họ.
  4. Nghi ngờ sự xu nịnh. Biết sự khác biệt giữa lời khen và lời tâng bốc. Mọi người thường thích thú khi nhận được những lời khen ngợi. Tâng bốc cảm thấy như quá mức cần thiết. Biết những kẻ nịnh hót sử dụng những lời tâng bốc để thao túng.
  5. Không tham gia vào các âm mưu. Đừng tham gia các kế hoạch lừa đảo mà bạn đang được rủ rê. Đừng cạnh tranh, hoặc cố gắng khôn khéo hơn, hoặc phân tích tâm lý, hoặc thậm chí đùa giỡn với một rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Mục tiêu số 1 của bạn là bảo vệ chính mình.
  6. Xem xét xem liệu bạn quá dễ dàng thương hại người khác. Cách điển hình của người rối loạn nhân cách chống đối xã hội là khơi gợi lòng thương hại Nếu bạn thấy mình thương hại ai đó thường xuyên làm tổn thương bạn hoặc người khác, thì gần 100% khả năng bạn đang gặp phải một tên sát nhân xã hội.
  7. Bảo vệ tâm lý của bạn. Đừng để kẻ vô lương tâm cố gắng thuyết phục bạn rằng mọi người không tốt. Biết rằng hầu hết chúng ta may mắn thay đều có lương tâm và lòng yêu thương.

(Nguồn: Inc.)

Có Thể Bạn Quan Tâm