Sự gắn kết từ đau thương (Trauma Bonding) là gì?

Sự gắn kết từ đau thương (Trauma Bonding) là gì?

Sự gắn kết từ đau thương là một phản ứng tâm lý đối với việc lạm dụng. Nó xảy ra khi người bị lạm dụng hình thành mối quan hệ không lành mạnh với người lạm dụng họ.

Cá nhân người bị lạm dụng có thể phát triển lòng trắc ẩn đối với kẻ lạm dụng họ, điều này làm tăng thêm các hành vi lạm dụng, theo sau đó là sự hối hận. Hội chứng Stockholm là một dạng gắn kết rừ đau thương.

Bài viết này giải thích sự gắn kết đau thương là gì, khi nào nó có thể xảy ra và quá trình phục hồi có thể bắt đầu như thế nào.

Sự gắn kết từ đau thương là gì?

Sự gắn kết từ đau thương là một kết nối mạnh mẽ giữa người lạm dụng và người bị làm dụng, Đặc biệt nếu cá nhân bị lạm dụng bắt đầu có cảm xúc hoặc phát triển lòng cảm thông với kẻ lạm dụng họ. Mối quan hệ này có thể phát triển qua nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Không phải tất cả những người bị lạm dụng đều phát triển sự gắn kết này.

Hội chứng Stockholm là một loại gắn kết từ đau thương cụ thể. Mặc dù thuật ngữ này thường đề cập đến một người đang bị giam cầm phát triển cảm xúc tích cực với những kẻ bắt giữ họ, động lực này có thể xảy ra trong các tình huống và mối quan hệ khác nhau.

Một nghiên cứu năm 2018 điều tra lạm dụng trong thể thao tiết lộ rằng hội chứng Stockholm có thể bắt đầu khi một người bị lạm dụng bắt đầu hợp lý hóa hành động của kẻ lạm dụng họ.

Tại sao điều này xảy ra?

Cảm giác gắn bó và phụ thuộc hoặc hành vi lạm dụng rồi hối cải có thể hình thành sự gắn kết từ đau thương.

Sự gắn bó

Theo Đường dây nóng Bạo hành Gia đình Quốc gia, sự gắn kết từ đau thương là kết quả của sự gắn bó không lành mạnh.

Con người có xu hướng hình thành các mối quan hệ như một phương tiện sinh tồn. Trẻ sơ sinh trở gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng còn những người trưởng thành hình thành sự gắn bó với những người mang lại sự hỗ trợ hoặc sự thoải mái hoặc về mặt cảm xúc.

Khi nguồn hỗ trợ chính của ai đó cũng là kẻ ngược đãi họ, sự gắn kết đau thương được hình thành. Một người bị ngược đãi có thể tìm đến người ngược đãi để được an ủi khi họ bị tổn thương, ngay cả khi người kia là người gây ra điều đó.

Sự phụ thuộc

Một người có thể phát triển mối ràng buộc ngay cả khi bị tổn thương vì họ dựa vào kẻ bạo hành để đáp ứng nhu cầu cảm xúc.

Ví dụ, một đứa trẻ dựa vào cha mẹ hoặc người chăm sóc để được yêu thương và hỗ trợ. Nếu người chăm sóc lạm dụng trẻ, trẻ có thể hình thành sự liên kết giữa tình yêu với việc lạm dụng. Tin rằng mối liên hệ này là bình thường, đứa trẻ có thể không coi việc bạo hành của người chăm sóc nó là ‘xấu’.

Thay vào đó, đứa trẻ đổ lỗi cho bản thân vì bị lạm dụng như một cách để hiểu những gì đang xảy ra với chúng. Điều này cho phép người chăm sóc tiếp tục là người “tốt” trong mắt trẻ và củng cố mối quan hệ giữa họ.

Chu kỳ lạm dụng

Một số mối quan hệ lạm dụng hoạt động theo mô típ là lạm dụng, và theo sau đó là ăn năn hối cải.

Sau khi gây tổn hại cho nạn nhân, kẻ ngược đãi có thể hứa sẽ thay đổi. Thậm chí, một số có thể đặc biệt tốt bụng hoặc lãng mạn để bù đắp cho hành vi của họ.

Điều này mang lại cho người bị lạm dụng hy vọng rằng sự đau khổ của họ sẽ chấm dứt và một ngày nào đó họ sẽ nhận được tình yêu hoặc sự kết nối mà thủ phạm đã hứa. Người bị lạm dụng có thể coi đau khổ là cái giá phải trả cho niềm hạnh phúc đến sau

Hành vi hối hận cũng có thể khiến người bị ngược đãi cảm thấy biết ơn, đặc biệt nếu họ đã quen với việc bị đối xử tệ bạc. Điều này củng cố sự gắn kết từ đau thương đó.

Khi nào sự gắn kết đau thương có thể xảy ra?

Về lý thuyết, sự gắn kết từ đau thương có thể xảy ra trong bất kỳ tình huống nào liên quan đến việc một người lạm dụng hoặc bóc lột người khác. Điều này có thể bao gồm các tình huống liên quan đến:

  • Lạm dụng trong gia đình
  • Lạm dụng trẻ em
  • Loạn luân
  • Lạm dụng người cao tuổi
  • Bóc lột ở chỗ làm
  • Bắt cóc hoặc bắt làm con tin
  • Buôn người
  • Tôn giáo cực đoan hoặc giáo phái

Theo tổ chức Cha mẹ chống bóc lột trẻ em, sự gắn kết đau thương phát triển trong những điều kiện cụ thể, khi một người:

  • nhận thức được mối đe dọa nguy hiểm thực sự từ kẻ ngược đãi họ
  • trải qua sự đối xử khắc nghiệt bên cạnh những khoảng thời gian tốt đẹp hiếm hoi
  • bị cô lập khỏi những người khác
  • tin rằng họ không thể trốn thoát

Các dấu hiệu của sự gắn kết từ đau thương

Dấu hiệu chính cho thấy một người đã gắn bó với kẻ bạo hành là họ cố gắng biện minh hoặc bào chữa cho hành vi ngược đãi. Ngoài ra, họ cũng có thể:

  • đồng ý với lý do đối xử tệ bạc của người lạm dụng
  • cố gắng bao che cho kẻ bạo hành
  • tranh cãi hoặc tránh xa những người đang cố gắng giúp đỡ, chẳng hạn như bạn bè, thành viên gia đình hoặc hàng xóm
  • trở nên phòng thủ hoặc thù địch nếu ai đó can thiệp và cố gắng ngăn chặn hành vi lạm dụng, chẳng hạn như người ngoài cuộc hoặc cảnh sát
  • miễn cưỡng hoặc không sẵn sàng thực hiện các bước để thoát khỏi tình trạng lạm dụng hoặc phá vỡ mối ràng buộc

Ví dụ, một người gắn bó với kẻ ngược đãi họ có thể nói:

  • “Anh ấy chỉ như vậy bởi vì anh ấy yêu tôi rất nhiều – bạn sẽ không hiểu đâu.”
  • “Cô ấy đang gặp rất nhiều áp lực trong công việc, cô ấy không thể thay đổi. Cô ấy sẽ bù đắp cho tôi sau.”
  • “Tôi sẽ không rời xa anh ấy, anh ấy là tình yêu của đời tôi. Bạn chỉ đang ghen tị mà thôi.”
  • “Đó là lỗi của tôi – tôi đã làm họ tức giận.”

Điều đáng chú ý là những cảm giác gắn bó này không nhất thiết phải kết thúc khi người đó rời khỏi tình huống nguy hiểm. Người có mối gắn kết từ đau thương vẫn có thể trung thành và yêu thương hoặc cảm thấy khó rời xa người đã và đang lạm dụng họ.

Phá vỡ sự gắn kết đau thương

Đây có thể là một thách thức và có thể mất thời gian, nhưng điều đó là có thể. Đường dây nóng quốc gia về bạo lực gia đình khuyến nghị mọi người:

  • Tập trung vào hiện tại: Hy vọng rằng kẻ bạo hành sẽ thay đổi hoặc hoài niệm về những khoảng thời gian tốt đẹp trong quá khứ có thể khiến mọi người mắc kẹt trong sự gắn kết đau thương. Cố gắng thừa nhận những gì đang xảy ra và tác động của nó bằng cách tạm dừng để suy ngẫm về nó. Nếu an toàn để làm như vậy, hãy viết nhật ký.
  • Tập trung vào bằng chứng: Nếu một người tiếp tục lạm dụng hoặc không thực hiện các bước để được giúp đỡ, hãy tập trung vào điều này hơn là vào những lời hứa của họ về tương lai.
  • Thực hành tự nói chuyện tích cực: Lạm dụng có thể hạ thấp lòng tự trọng của một người và khiến họ cảm thấy rằng họ không thể sống thiếu kẻ bạo hành. Nhận thấy những lời độc thoại tiêu cực và thử thách bằng những lựa chọn thay thế tích cực có thể bắt đầu thay đổi điều này.
  • Thực hành chăm sóc bản thân: Chăm sóc bản thân có thể giúp giảm bớt căng thẳng và giảm mong muốn tìm đến một người bạo hành để được an ủi. Viết nhật ký, thiền, tập thể dục, tập trung vào sở thích cá nhân, hoặc nói chuyện với những người bạn đáng tin cậy có thể hữu ích.

Nếu có thể, một người nên:

  • Tìm hiểu về các mối quan hệ lạm dụng và độc hại để phát hiện sớm các dấu hiệu và hiểu rằng chúng không lành mạnh.
  • Tìm hiểu những mối quan hệ lành mạnh trông như thế nào và phát hiện ra chúng.
  • Tạo một kế hoạch để cải thiện sự an toàn và làm cho nó có thể rời đi.

Kế hoạch an toàn

Các kế hoạch an toàn bao gồm các bước được cá nhân hóa mà một cá nhân có thể thực hiện để bảo vệ bản thân về thể chất và tinh thần. Kế hoạch có thể bao gồm:

  • những nơi an toàn mà ai đó có thể đến để bảo vệ bản thân, trẻ em hoặc vật nuôi khỏi bạo lực
  • tên và thông tin liên lạc của những người có thể hỗ trợ
  • thông tin về các tổ chức và dịch vụ địa phương
  • một cách để thu thập bằng chứng về sự lạm dụng, chẳng hạn như nhật ký với các sự kiện và ngày tháng mà một người giữ ở nơi an toàn
  • kế hoạch rời đi, xem xét các yếu tố như tiền bạc, nơi an toàn để sống và làm việc
  • một kế hoạch để giữ an toàn sau khi rời đi, có thể bao gồm thay đổi ổ khóa và số điện thoại, thay đổi giờ làm việc và tìm đến sự trợ giúp của pháp luật

Phục hồi sau lạm dụng

Chấn thương do lạm dụng có thể có những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Không ai phải đương đầu với điều này một mình. Các cách tiếp cận sau đây có thể giúp mọi người hiểu được trải nghiệm của họ và giải quyết các vấn đề liên quan, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm.

Trị liệu

Một người có thể cảm thấy đau đớn, cảm giác mất mát và đau buồn sau khi thoát khỏi một tình huống bị ngược đãi.

Nhà tham vấn trị liệu tâm lý, cố vấn hoặc nhân viên công tác xã hội có thể giúp một người vượt qua giai đoạn khó khăn hoặc khủng hoảng. Sẽ rất hữu ích nếu bạn tìm đến một nhà trị liệu tâm lý chuyên điều trị cho những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý hoặc những người đã trải qua những sự kiện đau thương trong quá khứ.

Nhà trị liệu có thể cung cấp một không gian an toàn để nói về mọi suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm. Họ cũng có thể xác định và điều trị các tình trạng có thể phát triển do bị lạm dụng, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, được gọi là PTSD.

Sử dụng thuốc

Nếu một người mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm do bị lạm dụng, thuốc có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng. Bất cứ ai quan tâm có thể thảo luận về lựa chọn này với bác sĩ tâm thần.

Khi nào tìm kiếm sự giúp đỡ?

Theo thời gian, lạm dụng có thể gia tăng — chẳng hạn như nếu một người có một số dấu hiệu cảnh báo sớm trong một mối quan hệ, thì điều quan trọng là phải hiểu các nguồn lực sẵn có để giúp bạn phòng tránh hoặc vượt qua.

Kết luận

Sự gắn kết đau thương xảy ra khi một người bị lạm dụng phát triển một sự gắn bó không lành mạnh với kẻ bạo hành của họ. Họ có thể hợp lý hóa hoặc bảo vệ các hành động lạm dụng, cảm thấy trung thành, cô lập với những người khác và hy vọng rằng hành vi của kẻ lạm dụng sẽ thay đổi.

Phá vỡ sự gắn kết từ đau thương và nỗ lực phục hồi có thể là một hành trình dài và nhận ra bản chất thực sự của mối ràng buộc là bước quan trọng đầu tiên. Các thành viên đáng tin cậy trong gia đình, bạn bè, những người từng ở trong tình cảnh tương tự và vượt qua, cố vấn, dịch vụ hỗ trợ và nhà trị liệu đều có thể giúp một người chữa lành vết thương.


Biên tập: Keira Ngo

Nguồn:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/trauma-bonding

Đọc thêm:

https://tamlyhoc101.com/di-san-ma-chan-thuong-tam-ly-de-lai-20230316

https://tamlyhoc101.com/chan-thuong-tam-ly-lien-the-he-la-gi-va-lam-sao-de-chua-lanh-20230321

Có Thể Bạn Quan Tâm

    Mục Lục